Lễ hội Lim tổ chức ở đâu? Ý nghĩa và mục đích của hội Lim

Mai Anh
29/09/2023
Lượt xem: 1,112

Bạn đang thắc mắc hội Lim tổ chức ở đâu? Nguồn gốc của lễ hội Lim? Hội Lim là lễ hội truyền thống hấp dẫn với những hoạt động văn hóa cũng như tục hát quan họ ấn tượng của người Bắc Ninh. Nếu bạn đang tìm hiểu về lễ hội này thì hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi.

Đôi nét về lễ hội Lim

Nguồn gốc của hội Lim được truyền miệng với rất nhiều phiên bản khác nhau. Hội Lim đã có lịch sử lâu đời và phát triển tới quy mô hội hàng tổng. Trên cơ sở lễ hội truyền thống của các làng trong tổng Nội Duệ (gồm có: Nội Duệ, Nội Duệ Khánh, Nội Duệ Nam, Lũng Giang, Xuân Ổ và phường hát cửa đình Tiên Du) với nhiều nghi lễ rước, tế lễ và các hoạt động nghệ thuật dân gian như: hát trống quân, hát chèo, ca trù, hát tuồng và hát quan họ… Viên quận công Đỗ Nguyên Thụy là người thôn Đình Cả, Nội Duệ, Bắc Ninh đã tự hiến nhiều ruộng vườn và tiền để trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục.

Ông quy định lễ nhập tịch cầu phúc vào tháng Giêng hàng năm, theo truyền thống “xuân thu nhị kỳ”. Quận công Đỗ Nguyên Thụy là người có công để phát triển từ lễ hội đình tế thần cầu phúc của các làng xã vùng Lim lên thành lễ hội hàng tổng Nội Duệ vào dịp mùa thu. Với những quy định chung, ông cũng chính là người xây dựng những lệ tục của lễ hội vào mùa xuân, tháng Giêng.

Vào nửa sau thế kỷ XVIII, tướng công Nguyễn Đình Diễn lại tiếp tục phát triển và đổi mới hội Lim. Ông đã cấp ruộng và tiền cho hàng tổng để chuyển hội từ mùa thu sang hẳn mùa xuân. Ông cũng bỏ tiền mua nửa quả núi Hồng Vân (núi Lim) để xây lăng mộ của mình trên đỉnh núi. Hội Lim được tổ chức từ thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ, hội Lim đã không được mở trong nhiều thập kỷ cho đến tận những năm sau đổi mới.

le-hoi-lim-1

>> Xem thêm: Khám phá lễ hội Võng La có gì? diễn ra vào thời điểm nào?

Hội Lim thờ ai? Lễ hội Lim tổ chức ở đâu? Khi nào?

Lễ hội Lim diễn ra ở đồi Lim thuộc Bắc Ninh có truyền thống thờ ông Hiếu Trung Hầu là người đã sáng lập tục hát Quan họ và diễn ra tại 3 địa phương: xã Nội Duệ, xã Liên Bão và thị trấn Lim.

Hội Lim mở hàng năm vào ngày 13 tháng Giêng Âm lịch. Vì được mở rộng cả về diện tích và quy mô nên phải nói rằng hội Lim là lễ hội lớn và được tổ chức công phu, hoành tráng.

Lễ hội Lim có những hoạt động gì?

Theo truyền thống, hội Lim có 2 phần: phần lễ và phần hội. Hội Lim là hội của 6 làng chung nhau nên đám rước sẽ diễu hành và thực hiện nghi thức cúng tế Thành hoàng của tất cả các làng dọc theo sông Tiêu Tương.

Hội Lim thường diễn ra khoảng từ 3 đến 4 ngày (từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng âm lịch), trong đó ngày 13 là chính hội với nhiều hoạt động thú vị.

le-hoi-lim-2

1. Phần lễ của hội Lim

Hội Lim mở đầu bằng lễ rước vào ngày 13 tháng Giêng Âm lịch. Trong ngày lễ chính, các nghi thức rước, tế lễ thành hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê hương diễn ra tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy, dâng hương cúng Phật và cúng bà mụ Ả ở chùa Hồng

Bên cạnh đó, có rất nhiều trò chơi dân gian nổi tiếng, trong đó nổi bật nhất là tục hát thờ hậu. Khi đó, toàn thể quan viên, hương lão và nam đinh của các làng xã phải tề tựu đầy đủ tại lăng Hồng Vân để tế lễ hậu thần và trong khi tế sẽ có nghi thức hát quan họ thờ thần. Khi hát thờ, các liền anh, liền chị phải đứng thành hàng trước cửa lăng, rồi sau đó hát vọng vào bằng giọng lề lối trang trọng để ca ngợi công lao của các thần.

2. Phần hội của hội Lim

Khi đến với hội Lim, bạn sẽ được tham gia rất nhiều trò chơi dân gian. Những trò chơi diễn ra tại hội chính bao gồm: Đấu vật, đấu võ, nấu cơm, thi cờ…

Hát Quan Họ sẽ diễn ra từ ngày 12 tháng Giêng tại Lim; cửa đình, cửa chùa Lũng Giang, Lũng Sơn, Duệ Đông; Đình Cả, Lộ Bao, Duệ Khánh; Hoài Thượng, Hoài Trung, Hoài Thị. Hội Lim là nơi tái hiện một không gian văn hóa quan họ nguyên bản, từ hát cửa đình, cửa chùa, hát tại gia đình nghệ nhân, hát tại lán và hát dưới thuyền… Suốt mấy ngày liền, hoạt động sinh hoạt ca hát cuốn hút người quanh vùng đến xem, nghe và vui chơi.

Phần đặc sắc nhất của hội Lim sẽ diễn ra vào tối ngày 12 là đêm hội hát thi Quan Họ giữa các làng. Mỗi làng sẽ dựng một trại tại phần sân rộng của đồi Lim. Ngoài sân khấu chính còn có các chòi quan họ của các làng đến giao lưu biểu diễn.

Trải qua nhiều thăng trầm, hội Lim đã được UNESCO công nhận là một di sản văn hóa phi vật thể. Hội Lim như hồn nước gọi ta về, âm vang của núi sông đằm thắm, đầy xao xuyến.

>> Tham khảo: Lễ hội đền Hai Bà Trưng – Mê Linh: Điểm đến hấp dẫn du lịch văn hóa tâm linh

Kinh nghiệm khi tham gia hội Lim

Để chuyến đi thêm phần ý nghĩa và thú vị bạn hãy note lại ngay những lưu ý dưới đây:

le-hoi-lim-3

1. Cách di chuyển

Để tới hội Lim có rất nhiều cách di chuyển. Nếu từ Sài Gòn, bạn cần đặt vé máy bay đến Hà Nội. Sau đó, di chuyển từ Hà Nội đến Bắc Ninh khoảng 30km. Từ Hà Nội, bạn có rất nhiều cách di chuyển đến hội Lim Bắc Ninh

  • Di chuyển bằng xe khách: Bạn đi chuyến xe Hà Nội - Bắc Ninh và dừng ở thị trấn Lim. Giá xe khách khá rẻ khoảng 50.000 VNĐ - 70.000 VNĐ/lượt/người.
  • Di chuyển bằng xe máy: Đi xe máy từ Hà Nội đến Long Biên, đi qua cầu Chương Dương và cầu Đuống. Tiếp theo, bạn đến đình Bảng và thành phố Từ Sơn, tiếp tục chạy thẳng là tới Hội Lim.
  • Di chuyển bằng xe bus: Bạn bắt tuyến xe bus số 54 (Long Biên - Bắc Ninh) hoặc tuyến số 203 (Giáp Bát - Bắc Giang) rồi dừng tại hội Lim, giá vé tầm 9.000 đồng / 1 lượt.

2. Các đặc sản

Bạn có thể mua một số món ăn ngon đặc sản làm quà cho gia đình và bạn bè khi đến tham gia hội Lim Bắc Ninh như: Bánh đa kế, bánh phu thê Đình Bảng, rượu làng Vân gia truyền, bánh tẻ làng Chờ, tương Đình Đỗ, đặc sản gà Hồ và nem bùi Ninh Xá ăn kèm với lá sung bùi thơm,... Các món ăn đặc sản đậm vị xứ Kinh Bắc như phở gan cháy Đáp Cầu, trâu giật Từ Sơn, bánh phu thê và cháo cá Tích Nghi,...

3. Những điều cần lưu ý

  • Ngày chính thức diễn ra lễ hội Lim là ngày 13 tháng Giêng âm lịch, nên bạn có thể bắt đầu đi sớm hơn 2 - 3 ngày để tránh đông đúc và tấp nập.
  • Nếu gia đình có em bé và trẻ nhỏ thì nên chú ý an toàn của các bé trong một số tình huống chen chúc nơi đông người nhé.
  • Phần hát hội có thể sẽ cử hành trên sông, bạn không nên tự tiện đến gần khu vực bờ sông nếu chưa có sự cho phép của ban tổ chức.

Lễ hội Lim là điểm đến yêu thích của du khách cả trong và ngoài nước. Đây là sự tiếp nối lịch sử, đúc kết những tinh hoa của văn hóa Quan Họ. Hy vọng qua bài viết này của chúng tôi, các bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích về lễ hội Lim và hãy cùng người thân, bạn bè thử một lần đến đây trải nghiệm nhé.

>> Tìm hiểu thêm: Lễ hội đền Gióng Sóc Sơn: Hành trình khám phá chi tiết từ A-Z

- (0 bình chọn)
  0/5
Được đánh giá :
Mai Anh

Trên thị trường ngày càng có nhiều sản phẩm đa dạng về mẫu mã, tính năng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, bởi vậy khó khăn của người tiêu dùng là lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp và chất lượng. Mai Anh hi vọng qua những bài reviews, đánh giá, tổng hợp của mình trên danhgiatot sẽ giúp cho quý đọc giả lựa chọn được cho mình những sản phẩm ưng ý. Mai Anh và đội ngũ tác giả trên Danhgiatot rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của mọi người nhằm nâng cao chất lượng nội dung và ngày càng nhiều sản phẩm được đánh giá, reviews hơn nữa. Cảm ơn quý đọc giả đã ghé thăm.

Bảng xếp hạng này có hữu ích không?

Chia sẻ nhận xét của bạn

Đánh giá của bạn:

Bài viết liên quan
Bài viết đọc nhiều