Khám phá lễ hội Võng La có gì? diễn ra vào thời điểm nào?

Mai Anh
29/09/2023
Lượt xem: 877

Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, Hà Nội lại thu hút đông đảo khách đến tham quan, du lịch nhờ vào những nét văn hóa đặc sắc và những lễ hội lớn. Trong đó có lễ hội Võng La được người dân và du khách đến tham gia vì có nhiều lễ nghi cũng như tục lệ đặc sắc. Hôm nay, hãy cùng Đánh Giá Tốt tìm hiểu về lễ hội này nhé.

Giới thiệu về lễ hội Võng La Hà Nội

Theo truyền thuyết xưa, vào thời vua Hùng thứ 18, Quốc Tế Đại nhân cùng với phu nhân của mình là Lã Nương được giao nhiệm vụ trông coi kho bạc và kho lương thực tại xã Võng La. Một hôm, phu nhân Lã Nương nằm mộng thấy 3 con rắn trắng từ sông bò lên người. Sau đó, bà thụ thai và sinh ra 3 người con trai thông minh, tài trí, văn võ song toàn và có sức khỏe hơn người. Ba người con ấy lần lượt là Linh Khổn Đại Vương, Minh Chiêu Đại Vương và Cung Nhục Đại Vương. Khi quân Thục Phán xâm chiếm đất nước, cả 3 anh em được phong làm tướng quân và chỉ huy 2 đội quân thủy, bộ tiến đánh quân Thục.

Nhờ vào sự thông minh, tài trí nên chỉ trong thời gian ngắn các tướng quân đã đánh bại quân Thục Phán. Sau đó, trên đường về diện kiến vua, cả 3 anh em không bệnh mà mất. Nhà vua thương tiếc nên đã truyền cho dân làng lập đền thờ phụng và sắc phong cho cả 3 anh em là Đệ Nhất Linh Tố Đại Vương, Đệ Nhị Linh Tố Đại Vương và Đệ Tam Linh Tố Đại Vương. Còn thân phụ là Quốc Công Đại Vương và Lã Nương phu nhân Đại Vương. Từ đó đến nay, hằng năm dân làng Võng La vẫn làm lễ tưởng nhớ các vị Thành Hoàng có công giúp vua Hùng giữ nước.Lễ hội không chỉ để tỏ lòng biết ơn những người đã hy sinh vì quê hương đất nước trong suốt hành trình lịch sử rất dài, mà còn là động lực hun đúc thêm tình yêu quê hương.

le-hoi-vong-la-1

>> Xem thêm: Lễ hội đền Hai Bà Trưng – Mê Linh: Điểm đến hấp dẫn du lịch văn hóa tâm linh

Lễ hội Võng La diễn ra lúc nào? Ở đâu?

Lễ hội Võng La thường được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 1 Âm lịch hàng năm. Lễ hội được tổ chức tại Đình Đại Độ, làng Đại Độ, xã Võng La, Đông Anh.

Lễ hội Võng La có những hoạt động gì?

Lễ hội Võng La được chia làm 2 kỳ hội: tháng Giêng và tháng 8 Âm lịch. Tháng Giêng lễ hội bắt đầu từ ngày 13 đến ngày 15, đây cũng là ngày hóa của 3 vị Đại Vương. Ngày 15 tháng Giêng Âm lịch là lễ tưởng nhớ ngày hóa của phụ thân và phụ mẫu 3 vị Đại Vương. Lễ hội được tổ chức rất trang nghiêm. Từ sáng ngày 13 tháng Giêng, các cụ ông trong đội tế lễ sẽ mặc trang phục truyền thống làm lễ bao sái, mộc dục tượng, đồ thờ cúng và lễ tế để mở cửa đình. Buổi chiều, đội tế lễ nam sẽ tiến hành lễ tế nhập tịch. Đội tế lễ nữ sẽ làm lễ dâng hương tế thánh.

Ngày 14 là ngày chính hội, lễ rước kiệu được bắt đầu từ sáng sớm. Đoàn rước đi đầu sẽ là đội múa sư tử. Tiếp theo là phường bát âm, đội mang cờ, đồ bát bảo, đội khiêng kiệu, đội tế nam, đội tế nữ và dân làng. Những người khiêng kiệu phải là thanh niên khỏe mạnh và chưa có gia đình. Buổi chiều là lễ dâng hương tế Thánh của đội tế nam và tế nữ. Tối là chương trình văn nghệ của xã Võng La với các xã khác.

Đến ngày 15, vào buổi sáng, đội tế nữ sẽ mặc trang phục truyền thống làm lễ dâng hương tế Thánh. Buổi chiều, thì đội tế nam làm lễ tế giã hội và phát lộc Thánh. Trong suốt những ngày diễn ra lễ hội có rất nhiều trò chơi dân gian như: múa sư tử, hát quan họ, hát chèo, hát văn, chèo thuyền và chọi gà,… vô cùng sôi động. Nếu có cơ hội đến và tham gia lễ hội Võng La, thì du khách sẽ được hòa mình vào truyền thống dân gian và nét văn hóa lâu đời mà người dân làng Võng La còn lưu giữ lại.

le-hoi-vong-la-2

>> Xem thêm: Khám phá: Lễ hội Yên Tử bắt đầu vào ngày nào? Diễn ra ở đâu?

Một số lưu ý khi tham gia lễ hội

Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý khi tham gia lễ hội:

  • Chấp hành đúng các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội
  • Nên mặc trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục. Không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, làm ảnh hưởng tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
  • Thắp hương, đốt vàng mã theo đúng quy định; không chen lấn, xô đẩy làm mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
  • Không tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật.
  • Không nên đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
  • Các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không đi lễ hội trong giờ hành chính, không được dùng xe công và các phương tiện công tham gia lễ hội (trừ trường hợp nếu thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc đang được giao thực thi nhiệm vụ).

Lễ hội Võng La là lễ hội văn hóa truyền thống được nhiều người yêu thích. Không chỉ là một lễ hội đơn thuần, đây là sự tiếp nối lịch sử, nơi để người dân tỏ lòng biết ơn. Mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ biết thêm những thông tin có ích về lễ hội Võng La và hãy thử một lần đến đây trải nghiệm nhé.

Tìm hiểu thêm: Lễ hội đền Gióng Sóc Sơn: Hành trình khám phá chi tiết từ A-Z

- (0 bình chọn)
  0/5
Được đánh giá :
Mai Anh

Trên thị trường ngày càng có nhiều sản phẩm đa dạng về mẫu mã, tính năng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, bởi vậy khó khăn của người tiêu dùng là lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp và chất lượng. Mai Anh hi vọng qua những bài reviews, đánh giá, tổng hợp của mình trên danhgiatot sẽ giúp cho quý đọc giả lựa chọn được cho mình những sản phẩm ưng ý. Mai Anh và đội ngũ tác giả trên Danhgiatot rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của mọi người nhằm nâng cao chất lượng nội dung và ngày càng nhiều sản phẩm được đánh giá, reviews hơn nữa. Cảm ơn quý đọc giả đã ghé thăm.

Bảng xếp hạng này có hữu ích không?

Chia sẻ nhận xét của bạn

Đánh giá của bạn:

Bài viết đọc nhiều