Gừng có tác dụng gì đối với sức khỏe? Cách dùng gừng hiệu quả

Mai Anh
29/09/2023
Lượt xem: 109

Gừng là một trong những gia vị vô cùng quen thuộc trong các món ăn của người Việt Nam. Đồng thời gừng còn được sử dụng như một vị thuốc Đông y có lợi cho sức khỏe. Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin củ gừng có tác dụng gì và cách chế biến củ gừng để đạt được tác dụng tốt nhất.

Gừng có tác dụng gì đối với sức khỏe

Người Ấn Độ thời cổ đại đã biết cách sử dụng gừng như một phương để điều trị một vài căn bệnh khác nhau như cảm lạnh thông thường, đau họng, đau hoặc co thắt dạ dày. Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện để chứng minh rằng rừng có lợi ích gì với sức khỏe của con người. Đồng thời, ngoài những căn bệnh thông thường, củ gừng còn được điều trị những căn bệnh khác ngoài các bệnh cơ bản. Để hiểu rõ hơn gừng có tác dụng gì, hãy cùng chúng tôi điểm qua một số lợi ích sức khỏe của gừng:

1. Giảm nhẹ các vấn đề về dạ dày

Một trong những tác dụng của gừng được nhiều người biết đến là gừng luôn được sử dụng để điều trị những bệnh liên quan đến tiêu hóa hoặc đau dạ dày. Gừng còn được sử dụng để hạn chế buồn nôn và giảm nôn mửa, đặc biệt dành cho những phụ nữ trong thời kỳ mang thai hay những bệnh nhân sau khi điều trị bệnh như phẫu thuật và hóa trị. Trong thời kỳ kinh nguyệt, gừng còn được biết đến như một phương thức hữu hiệu hỗ trợ làm giảm các cơn đau bụng. gung-co-tac-dung-gi-1

Vậy gừng có tác dụng gì mà có thể làm giảm đau kỳ diệu như vậy? Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh gừng có tác dụng làm dịu dạ dày và ức chế sự co thắt mạnh. Bên cạnh việc làm giảm buồn nôn và nôn do sau phẫu thuật, gừng còn là loại thảo mộc tuyệt vời làm hạn chế cảm giác mệt mỏi, buồn nôn do say tàu xe hoặc ốm nghén. Tuy nhiên, một nghiên cứu tại Đại học Bắc Carolina vào năm 2014 đã đưa ra kết luận rằng không có tác dụng nào của gừng giúp hạn chế các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích.

Vậy củ gừng có tác dụng gì đặc biệt nữa? Theo nghiên cứu vào năm 2012 tại Ấn Độ, đối với chứng trào ngược dạ dày,  gừng có tác dụng hỗ trợ làm giảm và chữa lành những vết lở loét dạ dày do bệnh trào ngược dạ dày gây ra khi được dùng phối hợp với men vi sinh.

2. Gừng có tác dụng gì - Gừng chữa cảm lạnh thông thường

Từ lâu, gừng luôn được xem là phương thuốc hàng đầu chữa cảm lạnh thông thường tại nhà. Qua những nghiên cứu, các nhà khoa học còn thấy rằng khi ăn gừng tươi có thể giúp hỗ trợ và tăng cường hệ thống hô hấp của cơ thể và bảo vệ họ khỏi những loại virus gây ra cảm lạnh thông thường

3. Gừng cải thiện sức khỏe răng miệng

Trong gừng có hợp chất Gingerols, một hợp chất được biết đến với công dụng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn xấu trong miệng để bảo vệ răng miệng. Bệnh nha nhu là một loại bệnh nghiêm trọng về nướu răng do sự phát triển và lây lan của vi khuẩn này trong miệng gây ra. Một điều bất ngờ là ngoài việc diệt trừ vi khuẩn, rừng còn còn có công dụng làm trắng sáng răng miệng.gung-co-tac-dung-gi-2

4. Gừng chống lại chứng viêm

Gừng có tác dụng gì trong việc chống viêm? Trong gừng có chứa chất Gingerol có thể hỗ trợ điều trị những cơn đau mạn tính hoặc cấp tính. Trong gừng có chứa tinh dầu, nó hoạt động như một chất có công dụng chống viêm và các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, gừng còn có hiệu quả trong việc điều trị viêm xương khớp như bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm gân hoặc viêm bao hoạt dịch.

5. Gừng giúp hỗ trợ giảm lượng đường trong máu

Các nhà khoa học từ Iran vào năm 2008 nghiên cứu rằng việc bổ sung 3g gừng mỗi ngày, liên tục trong 45 ngày có thể cải thiện hồ sơ lipid của 45 người bệnh có lượng cholesterol cao. Cũng từ một nghiên cứu vào năm 2014 công bố những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 2 sau khi dùng 1600 mg bột củ gừng tươi liên tục trong 12 tuần đã hạn chế được lượng cholesterol cũng như chất béo trung tính.gung-co-tac-dung-gi-3

Bên cạnh đó, nó còn giúp cải thiện độ nhạy insulin của bệnh nhân. Như vậy  bên cạnh gừng giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, nó còn giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh tốt hơn.

6. Gừng có tác dụng gì - Gừng giúp hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa, vì vậy việc bổ sung gừng vào thực đơn ăn uống hàng ngày có thể giúp hạn chế căng thẳng oxy hóa một cách hiệu quả hơn. Khi có sự tích tụ gốc tự do trong cơ thể thì căng thẳng oxy hoá sẽ xảy ra. Đó là những chất độc hại được tạo ra do quá trình trao đổi chất của cơ thể, song song với các yếu tố khác. gung-co-tac-dung-gi-4

Trong trường hợp không được loại bỏ, nó sẽ tích tụ và có thể gây ra tổn thương tế bào và dần dần có thể gây ra ung thư. một nghiên cứu chỉ ra rằng, khi thêm gừng vào chế độ ăn uống của hàng ngày, nó sẽ giúp làm giảm sự tích tụ này và từ đó hỗ trợ làm giảm nguy cơ bệnh ung thư phát triển.

7. Gừng giúp giảm đau và làm dịu cơ bắp mệt mỏi

Vậy gừng có tác dụng gì trong việc làm giảm đau mỏi? Một sự thật rằng gừng không phải là một phương thuốc chữa bệnh thần kỳ, không thể làm giảm đau nhức mỏi nhanh chóng. Tuy nhiên, rừng có công dụng làm dịu cơn đau khi kiên trì sử dụng lâu dài. Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng so với những người không ăn gừng trong bữa ăn hàng ngày thì những người ăn gừng trong chế độ ăn hàng ngày sẽ làm giảm hoặc ít có nguy cơ bị mỏi cơ vào ngày tiếp sau hơn.

Cách sử dụng gừng đơn giản hiệu quả

Sau khi biết được gừng có tác dụng gì, chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ cho bạn những cách sử dụng gừng sao cho có lợi cho cơ thể và sức khỏe. Trong nền ẩm thực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, gừng không chỉ là gia vị phổ biến mà còn được tận dụng để chế biến thành các loại sau:

1. Trà gừng

Vậy uống nước gừng có tác dụng gì đối với sức khỏe của bạn? Trà gừng có nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp thúc đẩy quá trình phân giải lipid, giảm hấp thụ chất béo, ngăn chặn sự thèm ăn, trị ho và giảm cảm lạnh…gung-co-tac-dung-gi-5

Mặc dù trà gừng có lợi cho sức khỏe nhưng bạn cũng nên lưu ý về cách sử dụng thức uống này: lượng gừng được khuyến nghị là khoảng 4mg / ngày để tránh đầy bụng, ợ chua, buồn nôn. Người có bệnh loãng máu, người đang dùng thuốc điều trị huyết áp không được uống trà gừng. Nên uống trà gừng ấm, khoảng 2-3 tách trà gừng mỗi ngày có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm.

Đọc tiếp: Uống trà gừng có những tác dụng gì đối với sức khỏe của bạn?

2. Gừng mật ong

Uống nước gừng (trà gừng) pha với mật ong có tác dụng tương tự như uống trà gừng, nhưng mật ong có thêm một số lợi ích: cải thiện lưu thông máu, điều trị hen suyễn, các vấn đề về hô hấp, ho và giảm viêm hiệu quả vì mật ong rất giàu vitamin B, C , D, E và các chất tăng cường hệ thống miễn dịch

Để phát huy được công dụng của mật ong gừng đối với sức khỏe, sau đây là những điều bạn cần chú ý về cách sử dụng. Hàng ngày, bạn chỉ nên uống từ 2-3 tách trà làm từ gừng và mật ong, nếu uống quá nhiều có thể gây dị ứng nổi mụn, ợ chua, buồn nôn và các tác dụng phụ khác. Thời điểm thích hợp để uống trà gừng mật ong là vào mỗi buổi sáng, buổi chiều hoặc sau khi ăn tầm 1-2 giờ. gung-co-tac-dung-gi-6

Tránh pha mật ong vào trà (nước gừng) khi còn nóng, vì nó có thể dễ dàng phá hủy các hợp chất enzym và chất dinh dưỡng hữu ích trong mật ong. Nhiệt độ nước nên từ 30 - 40 độ C, mỗi ngày nên dùng 2 - 3 thìa cà phê mật ong, tránh lạm dụng.

3. Kẹo gừng

Nếu bạn không có thời gian làm kẹo gừng và mua kẹo gừng bên ngoài thì bạn nên mua hàng theo khuyến cáo của nhà sản xuất kẹo in trên bao bì để an toàn hơn cho sức khỏe. Nếu bạn làm kẹo gừng tại nhà, hãy sử dụng điều độ mỗi ngày để tránh sâu răng và những tác hại của việc ăn quá nhiều kẹo gừng.

Lưu ý khi sử dụng gừng

Một lưu ý rất quan trọng là bạn không được dùng quá 5 gam gừng hàng ngày. Đối với những người có vấn đề về sức khỏe cần lưu ý liều lượng sử dụng gừng hàng ngày, tốt nhất nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng. Ví dụ, phụ nữ mang thai nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ cẩn thận khi sử dụng gừng vì củ gừng có thể ảnh hưởng không tốt đến hormone sinh dục của em bé trong bụng, nghiêm trọng hơn có thể làm tăng nguy cơ gây dị tật bẩm sinh ở trẻ.gung-co-tac-dung-gi-7

Bạn có thể ăn một ít gừng trước bữa ăn để kích thích vị giác và tiết dịch tiêu hóa. Uống một ít nước gừng và trà gừng ấm để giảm đầy hơi, long đờm và nghẹt mũi. Nếu bạn muốn thoa gừng lên da thì trước hết bạn nên thử trên một vùng da nhỏ để xem da có gây kích ứng da không trước khi thoa nhiều hơn, chỉ nên thoa trong thời gian ngắn.

Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích. Ở bài viết tiếp theo chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách uống nước sả gừng có tác dụng gì? Gừng ngâm mật ong có tác dụng gì đối với sức khỏe của bạn? Và rượu gừng có tác dụng gì? để giúp mọi người hiểu rõ hơn nữa về những tác dụng tuyệt vời của gừng đối với sức khỏe.

Tìm hiểu thêm: 3 cách làm mứt gừng thơm ngon đẹp mắt cực lạ miệng tại nhà

- (0 bình chọn)
  0/5
Được đánh giá :
Mai Anh

Trên thị trường ngày càng có nhiều sản phẩm đa dạng về mẫu mã, tính năng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, bởi vậy khó khăn của người tiêu dùng là lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp và chất lượng. Mai Anh hi vọng qua những bài reviews, đánh giá, tổng hợp của mình trên danhgiatot sẽ giúp cho quý đọc giả lựa chọn được cho mình những sản phẩm ưng ý. Mai Anh và đội ngũ tác giả trên Danhgiatot rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của mọi người nhằm nâng cao chất lượng nội dung và ngày càng nhiều sản phẩm được đánh giá, reviews hơn nữa. Cảm ơn quý đọc giả đã ghé thăm.

Bảng xếp hạng này có hữu ích không?

Chia sẻ nhận xét của bạn

Đánh giá của bạn:

Bài viết đọc nhiều