Điểm bùng phát: Làm thế nào để tạo khác biệt từ điều nhỏ bé

An Hạ
29/09/2023
Lượt xem: 412

Điểm bùng phát là một trong những cuốn sách khoa học bestseller trên New York Times của Mỹ đề cập đến 3 quy luật xảy ra điểm bùng phát các "đại dịch", những sự kiện to lớn trong lịch sử. Điểm bùng phát từ khi tung ra thị trường đã tạo nên một cơn sốt lớn, thu hút đông đảo độc giả trên thế giới tìm đọc. Cuốn sách Điểm bùng phát giúp bạn đọc hiểu được làm thế nào tạo nên sự khác biệt lớn lao từ những điều nhỏ bé nhất.

Thông tin chi tiết sách Điểm bùng phát

  • Tác giả: Malcolm Gladwell
  • Dịch giả: Nguyễn Trang, Nguyễn Văn Tân
  • Đơn vị phát hành: Công ty Alphabooks
  • Kích thước: 13 x 20.5 cm
  • Loại bìa: Bìa mềm
  • Số trang: 404 trang
  • Thể loại: Khoa học

Tác giả cuốn sách Điểm bùng phát

Malcolm Gladwell sinh năm 1963 tại Anh, ông là một nhà báo, một tác giả và là một diễn giả. Các tác phẩm của ông đều gây ấn tượng khi ứng dụng tâm lý học xã hội vào trong tác phẩm. Ngày 30 tháng 6 năm 2011, Malcolm Gladwell nhận Huân chương cao quý thứ hai của Canada.

điểm bùng phát 8

Cả sự nghiệp sáng tác của mình, Malcolm Gladwell đã viết tổng công 5 cuốn sách: Điểm bùng phát, Những kẻ xuất chúng, Trong chớp mắt, David và Goliath, Chú chó nhìn thấy gì. Cả 5 cuốn sách của Malcolm Gladwell đều nằm trong top danh sách bán chạy nhất trên thị trường.

Tham khảo: Sách hay về thành công: Thay đổi tí hon hiệu quả bất ngờ

Nội dung tóm tắt cuốn sách Điểm bùng phát

Trong chương đầu của Điểm bùng phát đã giới thiệu về khái niệm “đại dịch”. Malcolm Gladwell đã khái niệm “đại dịch” bằng 3 yếu tố: tính lây lan, động thái nhỏ nhưng tác động lớn, thay đổi không diễn ra từng bước mà bùng phát ở một điểm quan trọng nào đó và điểm quan trọng đó chính là Điểm bùng phát.

điểm bùng phát 9

MUA NGAY GIÁ TỐT TẠI LAZADA

Đại dịch trong tác phẩm đề cập không chỉ gò bó trong ý nghĩa là dịch bệnh hay một cái gì tiêu cực. Mà đại dịch được mở rộng là là tất cả những gì mang tính chất lây lan nhanh như một ý tưởng hay một xu hướng nào đó.

Các chương tiếp theo, tác giả đề cập đến 3 nhân tố của gây ra “Điểm bùng phát”. 3 yếu tố được Malcolm Gladwell nhắc đến là Quy luật thiểu số, Yếu tố kết dính và Sức mạnh của hoàn cảnh.

Điểm bùng phát - Ba quy luật của đại dịch

Trong chương 1, Malcolm Gladwell đã khái quát về ba quy luật của đại dịch từ đó đi đến tìm hiểu chi tiết về cái gọi là “Điểm bùng phát”. Tác giả đã đặt ra vấn đề về nạn bệnh tật những năm 90 để đưa ra những định hướng cơ bản cho việc tìm hiểu xoay quanh về “Sự bùng phát”.

Tác giả đã đặt trọng tâm của vấn đề vào ba quy luật, để đưa ra một phương thức nhận thức chuẩn, đúng đắn về “Đại dịch”. Cả 3 quy luật này là bàn đạp để áp dụng chúng vào những tình huống nan giải hay các đại dịch xuất hiện trên toàn thế giới. 3 quy luật của “Đại dịch” hỗ trợ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về “Điểm bùng phát”.

điểm bùng phát 10

MUA NGAY GIÁ TỐT TẠI TIKI

Để làm rõ 3 quy luật trên quyết định sự hình thành đại dịch và hơn hết gây ra “Điểm bùng phát”, Malcolm Gladwell đã đưa ra ví dụ về căn bệnh giang mai giữa thập niên 1990. Với ví dụ này, tác giả đã có cái nhìn khác so với nhận định của 3 nhà chuyên môn trước đó từng kết luận. Theo, Malcolm Gladwell đại dịch không chỉ bùng phát vì một nguyên nhân duy nhất và bùng phát theo 1 chiều hướng nhất định. Ông đã chỉ ra rằng khi đại dịch bùng phát nó bị chi phối bởi 3 yếu tố, chứ không phải 1 trong 3 yếu tố.

3 yếu tố được Malcolm Gladwell lý giải để giải thích vì sao đại bịch bệnh giang mai bùng phát chính là người truyền tác nhân lây nhiễm bệnh, tác nhân lây nhiễm và môi người chứa tác nhân lây nhiễm hoạt động. 3 yếu tố được ông khái quát thành 3 nhân tố gây ra “Điểm bùng phát”, tác giả lần lượt gọi là: Quy tắc thiểu số, Yếu tố kết dính, Sức mạnh của hoàn cảnh.

Xem thêm: Cuốn sách hay: Không bao giờ là thất bại tất cả là thử thách

Điểm bùng phát - Nhân tố quy luật thiểu số

Trong chương 2, Malcolm Gladwell đã đề cập đến nhân tố đầu tiên xây dựng “Điểm bùng phát” là Quy luật thiểu số. Tác giả đã chỉ ra, sự quyết định một đại dịch bùng phát là do nhóm thiểu số người và 3 gương mặt trong nhóm thiểu số. 3 gương mặt đó chính là Connector - Người kết nối, Salesman - Người bán hàng, Maven - Người thông thái.

Cả 3 gương mặt trong nhóm thiểu số được tác giả đề cập trong bài đều có tầm ảnh hưởng và họ tạo ra được làn sóng càn quét suy nghĩ của đại đa số người còn lại. Ở mỗi nhóm người thiểu số, Malcolm Gladwell đều đính kèm các ví dụ minh họa để bạn đọc nắm rõ được lý do nào khiến họ có tầm quyết định ảnh hưởng đến đa số người còn lại.

Đối với Connector - Người kết nối, họ có mặt trên mọi ngóc ngách của cuộc sống, khả năng của nhóm người này là sự kết giao bạn bè và thuận lợi tạo dựng các mối quan hệ. Đây là nhóm người thiểu số có khả năng đem thế giới lại gần nhau hơn và họ có thể truyền đi những thông điệp, từ đó gắn kết da mặt của thế giới lại với nhau.

điểm bùng phát 11

MUA NGAY GIÁ TỐT TẠI LAZADA

Đối với Maven - Người thông thái, đây là nhóm người thiểu số nắm trong tay sức mạnh để khởi phát những đại dịch truyền khẩu. Đây là nhóm người không đi gắn kết từng người lại với nhau nhưng họ làm cho người khác tin tưởng, khiến họ phải mang điều đó đi kể cho các đối tượng còn lại của thế giới. Còn Salesman - Người bán hàng, giúp những đối tượng còn lại thuyết phục thế giới tin vào những gì mà họ còn ngờ vực hay còn mơ hồ.

Từ đó, độc giả dễ dàng nhận thấy, trong một chu trình xuất hiện Điểm bùng phát, thì nhóm người Maven - Người thông thái có nhiệm vụ cung cấp dữ liệu. Còn nhóm người Connector - Người kết nối có nhiệm vụ phát tán thông tin và nhóm người Salesman - Người bán hàng có nhiệm vụ thuyết phục những người nghe thông tin ấy.

Tìm hiểu: [Review] Nghệ thuật bán hàng bậc cao – Tác giả Zig Ziglar

Điểm bùng phát - Yếu tố kết dính

Trong chương 3, tác giả đã đề cập đến nhân tố thứ 2 xây dựng “Điểm bùng phát” là Yếu tố kết dính. Tác giả đã nhấn mạnh, Yếu tố kết dính chính là một điều kiện cần thiết để châm lên ngọn lửa bùng phát tại ra “Điểm bùng phát”.

Để giúp độc giả hiểu hơn về Yếu tố kết dính, Malcolm Gladwell đã đưa ra ví dụ minh họa thiết thực về “chương trình Sesame Street” trên đối tượng là trẻ em. Chương trình Sesame Street đã thành công trở thành “Điểm bùng phát” tác động đến số lượng lớn trẻ em và phụ huynh giúp các em có hoàn cảnh khó khăn có thể học những bài học vỡ lòng trước khi bước vào bậc Tiểu học.

điểm bùng phát 12

MUA NGAY GIÁ TỐT TẠI TIKI

Với Yếu tố kết dính, tác giả đã chỉ ra cốt lõi chính là những chi tiết nhỏ trong bản thân của một đại dịch. Những yếu tố nhỏ này lại giúp đại dịch tự lan truyền mà không cần sự tác động từ những yếu tố bên ngoài. Nhận định này của Malcolm Gladwell rất phù hợp khi áp dụng vào kinh doanh, bởi khi dịch vụ của đơn vị bạn tốt sẽ gây được ấn tượng cho khách hàng và giúp họ tin vào chất lượng của sản phẩm của đơn vị bạn.

Đối với nhân tố Yếu tố kết dính tác giả đã diễn giải chậm rãi và từ tốn, giúp bạn đọc hiểu rõ về thông điệp mà tác giả muốn truyền tải. Malcolm Gladwell đã sáng suốt khi lượt bớt tính đa chiều, từ đó giúp độc giả không phải mất nhiều công sức liên kết mặt này với mặt khác của một vấn đề. Điều này, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề và mang lại hiệu quả tiếp thu dễ dàng hơn.

Điểm bùng phát - Sức mạnh của hoàn cảnh

Trong chương 4, Malcolm Gladwell đã chỉ ra nhân tố “Sức mạnh của hoàn cảnh” là một trong những nhân tố cần thiết quyết định xây dựng “Điểm bùng phát”. Sức mạnh của hoàn cảnh chính là nhân tố bên ngoài tác động vào “Điểm bùng phát” để thổi bùng sự mạnh mẽ và lan tỏa đến các đối tượng tên toàn thế giới. Malcolm Gladwell muốn người đọc hiểu được, khi bạn chỉ chú trọng đến sản phẩm mà bỏ mặt yếu tố hoàn cảnh thì sẽ không đưa sản phẩm đến gần với khách hàng.

Trong chương 4, tác giả đã đề cập đến những công việc tập thể, những công việc mang tính chất đội, nhóm. Trong chương này, bạn đọc có thể nhận thấy được Malcolm Gladwell đã đặt ra câu hỏi “Liệu có một quy tắc đơn giản và mấu chốt nào có thể phân biệt một nhóm có quyền năng xã hội với những nhóm không sở hữu một chút sức mạnh nào?”.

Câu trả lời mà tác giả đưa ra là có và bí mật đó nằm trong quy tắc 150. Với quy tắc 150, bạn đọc có thể tiếp thu được một công thức để làm ra “Điểm bùng phát nhân tạo” để phục vụ cho nhu cầu phủ sóng một điều gì đó của chính bản thân bạn.

Quả thật, Điểm bùng phát là cuốn sách khoa học giúp bạn đọc hiểu rõ được những yếu tố giúp hình thành “Điểm bùng phát”. Lật từng trang sách Điểm bùng phát giúp độc giả hiểu được làm thế nào để tạo nên sự khác biệt lớn lao từ những điều nhỏ bé nhất để tạo dựng “Điểm bùng phát”.

Đừng bỏ lỡ: Trên đỉnh phố Wall – Tuyển tập cách làm kinh tế đỉnh cao

- (0 bình chọn)
  0/5
Được đánh giá :
An Hạ

Mình rất thích làm bánh và nấu ăn, bởi vậy những món đồ gia dụng trong gia đình là điều mình đặc biệt quan tâm. Mình đã nhiều lần mua hàng online nhưng nhận về sản phẩm không ưng ý, hoặc băn khoăn rất lâu trước một sản phẩm có quá nhiều lựa chọn. Và mình nhận thấy rằng có nhiều người cũng gặp tình trạng như mình khi mua thiết bị gia dụng, đời sống. Đó là lý do mình quyết định chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức mua sắm đồ cho gia đình qua những bài viết trên website Danhgiatot. Hi vọng những tích lũy của bản thân mình sẽ giúp các bạn tiết kiệm thời gian và mua sắm được những sản phẩm chất lượng.

Bảng xếp hạng này có hữu ích không?

Chia sẻ nhận xét của bạn

Đánh giá của bạn:

Bài viết đọc nhiều