4 Cách làm dưa kiệu giòn, ngon lâu hỏng thơm phức ngay tại nhà

An Hạ
29/09/2023
Lượt xem: 119

Dưa kiệu là món vô cùng quen thuộc với người Việt. Không chỉ xuất hiện trong dịp Tết, dưa kiệu còn được ưa chuộng ở những bữa cơm hàng ngày vì hương vị chua ngọt vừa phải, giòn thơm, kết hợp cùng các món ăn khác như thịt mỡ, bánh chưng,... lại thêm phần ngon miệng. Tuy nhiên, để làm được món dưa kiệu giòn, ngon, lâu hỏng thì không phải ai cũng biết. Và nếu bạn đang tìm kiếm cách làm dưa kiệu đó, hãy điểm qua bài viết dưới đây.

1. Cách làm dưa kiệu miền Bắc

Chuẩn vị nhất của món dưa kiệu miền Bắc là kết hợp cùng nước chấm mắm tỏi ớt. Vị chua thanh tự nhiên của của hành lại vô cùng tốt cho hệ tiêu hóa, đồng thời ngăn ngừa một số loại bệnh khác.

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu cho món dưa kiệu miền Bắc rất đơn giản, gồm có:

  • Củ kiệu: 1 kg
  • Nước lọc
  • Mía non
  • Đường
  • Muối hạt
  • Nước vo gạo
  • Nan tre
  • Hủ thủy tinh

cach-lam-dua-kieu-1

Cách làm dưa kiệu miền Bắc

Dưa kiệu miền Bắc sử dụng khá ít nguyên liệu, kèm theo đó là cách làm cũng tương đối đơn giản, nhưng cũng chính vì vậy mà nên hương vị rất riêng.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Củ kiệu: Loại bỏ những củ bị hư, dập. Tiến hành cắt bỏ phần lá, phần rễ và rửa sạch. Không cắt kiệu sát phần củ, nên cắt thừa một chút ở gốc để khi ngâm kiệu không ung hay hỏng.

Chuẩn bị một cái thau lớn, đổ nước vo gạo đã chuẩn bị sẵn vào rồi cho củ kiệu vào ngâm. Ngâm củ kiệu vài giờ đến 2 ngày nhằm giúp loại bỏ phần bụi bẩn bám bên ngoài mà nước không rửa sạch được, phần vỏ bên ngoài cũng sẽ tự động bong ra.

Sau khi đủ thời gian ngâm kiệu, vớt củ kiệu ra, rửa sạch lại với nức. Bóc bỏ phần vỏ ngoài và tiếp tục rửa đến sạch, để ráo.

cach-lam-dua-kieu-2

Bước 2: Ngâm dưa kiệu

  • Đổ nước vào một cái nồi, đun nước đến ấm và cho thêm đường, muối vào. Nêm nếm đến khi nước ngâm có vị lợ là được.
  • Trong lúc đợi nước ấm, lấy hũ kiệu ra và xếp vào trong hũ thủy tinh đã khô. Xếp từng lớp xen kẽ, lớp mía lên trên.
  • Khi nước ấm thì tắt bếp, đổ nước vào phần củ kiệu vừa xếp xong và dùng nan tre nén chặt xuống đến khi nước ngập phần kiệu.
  • Đậy kín hũ, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, sau khoảng 7 - 10 ngày là có thể đem ra thưởng thức cùng thịt, cơm nóng hoặc các món ăn kèm khác.

cach-lam-dua-kieu-3

Thành phẩm

Hương vị dưa kiệu miền Bắc đặc biệt bởi sự đơn giản, không cầu kỳ. Vị kiệu chua vừa phải, thêm một chút ngọt, chống ngán cực tốt cho bữa ăn nhiều thịt và nhiều dầu mỡ.

Tham khảo: 4 Cách làm dưa góp đơn giản, ngon chuẩn vị món gì cũng hợp

2. Cách làm dưa kiệu miền Trung

Dưa kiệu muối kiểu miền Trung đặc trưng bởi sự đa dạng các nguyên liệu, tuy nhiên chúng đều vô cùng dễ tìm, dễ mua như kiệu, đu đủ, cà rốt mang đến vị chua vừa phải, chống ngán cho những ăn nhiều thịt và dầu mỡ.

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu cho món dưa kiệu miền Trung rất đơn giản, gồm có:

  • Củ kiệu: 200 gram, nếu không có thì có thể thay bằng củ hành
  • Cà rốt tươi: 200 gram
  • Ớt: 5 - 7 trái
  • Đu đủ xanh: ½ trái, hoặc có thể thay thế bằng su hào non
  • Gia vị khác: muối (200gr), đường (300gr), nước mắm (300ml), tro bếp (1 chén), 2 củ tỏi.

cach-lam-dua-kieu-4

Cách làm dưa kiệu miền Trung

Đến với món dưa kiệu miền Trung, bạn sẽ vô cùng ấn tượng bởi màu sắc, hương vị đa dạng của các loại nguyên liệu. Tuy nhiên, cách làm dưa kiệu miền Trung lại không máy phức tạp.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Tiến hành sơ chế:

  • Củ kiệu: Tiến hành ngâm củ kiệu khoảng 10 tiếng sau đó đem rửa sạch, cắt bỏ phần rễ, phần lá, phần vỏ ngoài và giữ lại phần củ trắng.
  • Đu đủ: Gọt vỏ, ngâm qua với nước muối loãng khoảng 3 - 5 phút để loại bỏ bớt phần mủ rồi rửa lại với nước sạch; loại bỏ phần ruột, dùng dao tỉa và tỉa theo cách đường răng cưa.
  • Cà rốt: Gọt hết phần vỏ ngoài, rửa với nước sạch khoảng 3 lần; dùng dao tỉa, tỉa thành các hình răng cưa hoặc tỉa hình hoa.

Chuẩn bị thêm một chậu nước muối loãng lớn, cho tất cả những nguyên liệu đã sơ chế và ngâm khoảng 15 - 20 phút rồi sau đó vớt ra mẹt tre, để ráo.

Bước 2: Phơi nắng nguyên liệu

Sau khi các nguyên liệu đã ráo, cầm mẹt tre ra phơi dưới ánh nắng 1 - 2 ngày, tốt nhất là vào buổi trưa, buổi tối thì cất vào góc bếp hoặc nơi khô ráo trong nhà.

Nếu thời tiết không thuận lợi, bạn cũng có thể phơi các nguyên liệu tại nơi khô ráo, thoáng và có gió, vì như vậy cũng đủ để kiệu, cà rốt, đu đủ héo.

Lưu ý: Các nguyên liệu cần phơi khô vừa phải, tránh phơi quá khô khi muối sẽ bị dai.

cach-lam-dua-kieu-5

Bước 3: Ngâm dưa kiệu

  • Sau khi các nguyên liệu đã được phơi khô vừa phải, bạn đem đi rửa sạch lại với nước để loại bỏ bụi bẩn và để thật ráo nước.
  • Chuẩn bị một chiếc nồi nhỏ, cho vào 150ml nước lọc và 500ml nước mắm và bắc nồi lên bếp đun sôi.
  • Khi hỗn hợp nước mắm đã sôi, cho thêm 2 thìa cà phê đường, khuấy đều đến khi đường tan hết và nguội hẳn.
  • Cho phần nguyên liệu vừa phơi khô vào một hũ thủy tính khô ráo, có kích thước vừa đủ. Sau đó đổ ngập hỗn hợp nước mắm đường vào, ngâm khoảng 2 ngày là có thể đem ra thưởng thức.

Thành phẩm

cach-lam-dua-kieu-6

Hương vị dưa kiệu miền Trung chua thanh, thơm giòn và có thể bảo quản được 2 tuần, vẫn đẹp và trơn bóng. Để bảo quản dưa kiệu tốt nhất, bạn nên để trong ngăn mát tủ lạnh, giúp dưa kiệu giòn hơn, giữ kiệu ngon hơn.

3. Cách làm dưa kiệu chua ngọt

Dưa kiệu chua ngọt là món ăn không thể thiếu trong các dịp Tết đặc biệt hương vị càng trở nên hấp dẫn, bắt miệng hơn khi kết hợp cùng bánh chưng, cơm trắng, thịt,... Nguyên liệu và cách chế lại vô cùng đơn giản, ngoài ra còn có nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe.

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu của món dưa kiệu chua ngọt rất đơn giản, dễ tìm:

  • Củ kiệu tươi
  • Cà rốt tươi
  • Tro bếp
  • Phèn chua hoặc vôi
  • Muối
  • Đường

Cách làm dưa kiệu chua ngọt

Dưa kiệu chua ngon là món ăn bắt miếng lại vô cùng dễ làm, cách bước thực hiện gồm có:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Kiệu: Đem rửa sạch với nước rồi ngâm với tro bếp trong khoảng 12 tiếng, nếu không có tro bếp thì ngâm với nước muối nhưng cần căn thời gian vừa đủ để kiệu không bị mặn. Tiếp tục vớt kiệu ra, loại bỏ phần rễ và lá và ngâm tiếp với phèn chua để kiệu được trắng hơn.
  • Cà rốt: Gọt vỏ, rửa sạch, sau đó dùng dao tỉa, tỉa cà rốt theo hình răng cưa.

Bước 2: Phơi nguyên liệu

Đem kiệu đã rửa sạch và cà rốt đi phơi nắng dưới ánh nắng mặt trời, tốt nhất nên phơi vào buổi trưa và lấy vào buổi tối, bảo quản ở nơi khô ráo.

Lưu ý: Nên phơi 1 - 2 ngày, không phơi quá lâu, tránh cho các nguyên liệu bị khô, khi muối sẽ bị dai.

Nếu bạn phơi kiệu vào những ngày thời tiết không ủng hộ thì có thể chọn những vị trí nhiều gió, thoáng mát để phơi vì kiệu có thể bị héo trong gió. Hoặc có thể đem kiệu đi sấy khô vừa phải.

cach-lam-dua-kieu-7

Sau khi kiệu và cà rốt đã khô, bạn tiến hành rửa lại với nước sạch để loại bỏ phần bụi bẩn và để thật ráo nước.

Bước 3: Ngâm dưa kiệu chua ngọt

Pha hỗn hợp gồm: 2 muỗng canh đường + 400ml giấm + ½ muỗng cà phê hòa tan cùng nước rồi nêm nếm sao cho vừa miệng, cho hỗn hợp này lên bếp, đun sôi và để thật nguội.

Cho kiệu và cà rốt đã ráo nước vào hũ thủy tinh khô rồi cho hỗn hợp nước ngâm kiệu đã nguội hẳn vào cùng sao cho nước ngập kiệu khoảng 3 cm, chèn nan trẻ, đậy kín hũ và bảo quản nơi thoáng mát.

Ngâm kiệu khoảng 5 - 7 ngày, tùy theo độ chua của hỗn hợp nước ngâm mà thời gian kiệu chín cũng khác nhau. Khi nếm thử bạn thấy kiệu đủ độ chua ngọt, giòn là có thể lấy ra thưởng thức.

Thành phẩm

cach-lam-dua-kieu-8

Dưa kiệu ngâm chua ngọt mang đến hương vị chua thanh tự nhiên, kiệu và cà rốt giòn, chua nhẹ rất bắt cơm, khi kết hợp với các món ăn nhiều dầu mỡ cũng chống ngán cực tốt.

4. Cách làm dưa kiệu đơn giản

Thêm một công thức cho món dưa kiệu ngày Tết cực cuống người ăn. Dưa kiệu đơn giản không chỉ được yêu thích bởi vị chua thanh, ngọt vừa phải mà còn bởi nguyên liệu và cách làm cực đơn giản.

Chuẩn bị nguyên liệu

Các nguyên liệu cần chuẩn bị cho món dưa kiệu rất đơn giản, dễ tìm mua, gồm có:

  • Củ kiệu: 1kg
  • Cà rốt tươi: 2 củ
  • Đu đủ xanh: ½ quả
  • Ớt tươi: 5 trái
  • Nước mắm ngon: 1 chén nhỏ
  • Đường: 1 chén nhỏ
  • Muối: 1 thìa cà phê
  • Thanh tre gài
  • Lọ thủy tinh sạch

Cách làm dưa kiệu đơn giản

Cách làm dưa kiệu gồm các bước đơn giản, bất cứ ai cũng có thể tự tay làm.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Kiệu:

  • Loại bỏ những củ bị hư, dập. Tiến hành cắt bỏ phần lá, phần rễ và rửa sạch. Không cắt kiệu sát phần củ, nên cắt thừa một chút ở gốc để khi ngâm kiệu không ung hay hỏng.
  • Chuẩn bị một cái thau lớn, đổ nước vo gạo đã chuẩn bị sẵn vào rồi cho củ kiệu vào ngâm. Ngâm củ kiệu vài giờ đến 2 ngày nhằm giúp loại bỏ phần bụi bẩn bám bên ngoài mà nước không rửa sạch được, phần vỏ bên ngoài cũng sẽ tự động bong ra.
  • Sau khi đủ thời gian ngâm kiệu, vớt củ kiệu ra, rửa sạch lại với nước. Bóc bỏ phần vỏ ngoài và tiếp tục rửa đến sạch, để ráo.

cach-lam-dua-kieu-9

Đu đủ: Gọt vỏ, ngâm qua với nước muối loãng khoảng 3 - 5 phút để loại bỏ bớt phần mủ rồi rửa lại với nước sạch; loại bỏ phần ruột, dùng dao tỉa và tỉa theo cách đường răng cưa.

Cà rốt: Gọt hết phần vỏ ngoài, rửa với nước sạch khoảng 3 lần; dùng dao tỉa, tỉa thành các hình răng cưa hoặc tỉa hình hoa.

Bước 2: Phơi nguyên liệu

  • Sau khi các nguyên liệu đã ráo, cầm mẹt tre ra phơi dưới ánh nắng 1 - 2 ngày, tốt nhất là vào buổi trưa, buổi tối thì cất vào góc bếp hoặc nơi khô ráo trong nhà.
  • Nếu thời tiết không thuận lợi, bạn cũng có thể phơi các nguyên liệu tại nơi khô ráo, thoáng và có gió, vì như vậy cũng đủ để kiệu, cà rốt, đu đủ héo.

Lưu ý: Các nguyên liệu cần phơi khô vừa phải, tránh phơi quá khô khi muối sẽ bị dai.

Bước 3: Ngâm dưa kiệu

  • Cho đường và nước mắm vào nồi, khuấy đến khi tan vào nhau rồi đặt lên bếp, đun sôi với mức lửa nhỏ khoảng 15 -20 phút, thấy nước sệt lại thì tắt bếp. Khi nước nguội hẳn thì hớt phần bọt nổi lên.
  • Cho kiệu và cà rốt đã ráo nước vào hũ thủy tinh khô rồi cho hỗn hợp nước ngâm kiệu đã nguội hẳn vào cùng sao cho nước ngập kiệu khoảng 3 cm, chèn nan trẻ, đậy kín hũ và bảo quản nơi thoáng mát.
  • Ngâm kiệu khoảng 5 - 7 ngày, tùy theo độ chua của hỗn hợp nước ngâm mà thời gian kiệu chín cũng khác nhau. Khi nếm thử bạn thấy kiệu đủ độ chua ngọt, giòn là có thể lấy ra thưởng thức.

Thành phẩm

cach-lam-dua-kieu-10

  • Như vậy, chỉ với một vài bước đơn giản, bạn đã hoàn thành món dưa kiệu thơm ngon, bắt cơm vô cùng. Muốn bảo quản dưa kiệu lâu nhất, bạn nên đậy kín và cất nơi thoáng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh. Khi lấy dưa kiệu ra thì nhấn phần dưa kiệu còn lại ngập trong nước ngâm để giữ được lâu hơn.

Dưa kiệu là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết và nếu như mâm cơm thường ngày cũng có món ăn này thì thật sự bắt miệng. Hãy học ngay những cách làm dưa kiệu bên trên để Tết tới chuẩn bị ngay món dưa kiệu muối cho gia đình mình, chống ngán cho những bữa ăn nhiều thịt và dầu mỡ,

- (0 bình chọn)
  0/5
Được đánh giá :
An Hạ

Mình rất thích làm bánh và nấu ăn, bởi vậy những món đồ gia dụng trong gia đình là điều mình đặc biệt quan tâm. Mình đã nhiều lần mua hàng online nhưng nhận về sản phẩm không ưng ý, hoặc băn khoăn rất lâu trước một sản phẩm có quá nhiều lựa chọn. Và mình nhận thấy rằng có nhiều người cũng gặp tình trạng như mình khi mua thiết bị gia dụng, đời sống. Đó là lý do mình quyết định chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức mua sắm đồ cho gia đình qua những bài viết trên website Danhgiatot. Hi vọng những tích lũy của bản thân mình sẽ giúp các bạn tiết kiệm thời gian và mua sắm được những sản phẩm chất lượng.

Bảng xếp hạng này có hữu ích không?

Chia sẻ nhận xét của bạn

Đánh giá của bạn:

Bài viết đọc nhiều