Sức mạnh của thói quen - Chìa khóa để bạn mở cửa thành công

An Hạ
29/09/2023
Lượt xem: 390

Bạn cho rằng thói quen là những thứ được tạo ra trong vô thức? Quan điểm này có thể sẽ thay đổi nếu bạn đọc qua cuốn sách “Sức mạnh của thói quen” của Charles Duhigg - một tác giả kiêm nhà báo nổi tiếng người Mỹ. Bài viết sau đây sẽ review về nội dung cuốn sách thú vị này, bạn hãy cùng đọc và tìm hiểu quá trình hình thành thói quen, từ đó khám phá cách tạo ra và cách ứng dụng những thói quen tốt cho bản thân.

Thông tin về cuốn sách Sức mạnh của thói quen

  • Công ty phát hành: Alphabooks
  • Tình trạng: Đã xuất bản ngày 21/3/2013
  • Kích thước: 13*20.5cm
  • Loại bìa: Bìa mềm
  • Số trang: 436
  • Thể loại: Sách tư duy - Kỹ năng sống
  • Giá bìa: 151.500 đồng

Tóm tắt nội dung cuốn sách “Sức mạnh của thói quen” - Power of Habits

Trong cuốn sách Power of Habits, Charles Duhigg đã diễn giải quan điểm của ông về thói quen qua 9 nội dung lớn, bắt đầu từ quá trình hình thành thói quen, cách để chúng tồn tại và sau đó tìm ra cách để thay đổi thói quen cũ, tạo ra những thói quen tốt mới cũng như ứng dụng chúng để tạo ra những ích lợi thiết thực. Sau đây, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về 9 nội dung này.

suc-manh-cua-thoi-quen-1

MUA HÀNG NGAY TẠI TIKI

Thứ nhất, thói quen là những vòng lặp gợi ý

Biến các hành động thành thói quen hay vòng lặp gợi ý là một trong những cách để bộ não chúng ta tiết kiệm năng lượng. Trên thực tế, trong tất cả các hành động con người thực hiện hằng ngày có đến 40% là dựa theo thói quen mà không phải được điều chỉnh bởi các quyết định có ý thức. Điều này đã được chứng minh bởi các nghiên cứu chuyên sâu cụ thể.

Nhìn chung, tất cả các thói quen đều được hình thành qua 3 giai đoạn:

  • Gợi ý: Chẳng hạn như chuông đồng hồ báo thức kêu hay đèn tín hiệu giao thông chuyển đỏ…
  • Hành động: Ở quá trình này, bạn sẽ dần quen với việc thực hiện một hành động nhất định sau khi tiếp nhận tác động bên ngoài nêu trên. Chẳng hạn, bạn sẽ thức dậy sau tiếng chuông báo thức hay dừng xe khi đèn vừa chuyển đỏ… Não bộ sẽ dần ghi nhớ rằng hành động đó là thích hợp cho tình huống đó.
  • Phần thưởng: Khi hoàn thành xong hành động mà não ghi nhận là phù hợp và nên làm trong tình huống kia, bạn sẽ có cảm giác thành tựu kiểu như mình vừa hoàn thiện xong một phần công việc nào đấy. Cảm giác này sẽ tác động nên tổng thể não bộ và tăng cường hơn mối liên kết giữa 2 giai đoạn trên.

suc-manh-cua-thoi-quen-2

Ngoài ra, thói quen còn có một đặc điểm là khả năng hồi phục cực tốt. Nguyên nhân là bởi thói quen được lưu trữ trong phần hạch nền - phần não có thể hoạt động bình thường ngay cả khi các phần còn lại của não bộ bị tổn thương và hư hỏng. Đặc trưng này cũng có nghĩa là từ bỏ một thói quen sẽ không dễ dàng và luôn có khả năng tái diễn.

Tham khảo: [Review] Sách kỹ năng: Nghệ thuật giao tiếp để thành công

Thứ hai, sự thèm khát giúp thói quen tồn tại

Theo Charles Duhigg, sự thèm khát là thứ giúp thói quen tồn tại. Quan điểm này đúng cho cả thói quen tốt và thói quen xấu. Để nhìn nhận dễ dàng hơn, chúng ta hãy bắt đầu với thói quen xấu trước.

Lý do lớn nhất khiến những người nghiện bia, rượu, thuốc lá khó cai nghiện là sự thèm khát cảm giác sảng khoái, sung sướng về thể xác và tinh thần mà thói quen kia mang lại. Sự sảng khoái này thúc đẩy họ thực hiện và duy trì việc uống rượu bia và hút thuốc. Một vòng tuần hoàn được tạo thành như vậy.

Những thèm khát, ham muốn cũng có hiệu quả với các thói quen tốt. Theo nghiên cứu, những người hay tập thể dục thường thèm khát một thứ gì đó từ việc tập luyện, đó có thể là endorphin - một chất dẫn truyền thần kinh giúp tạo cảm xúc tích cực.

Thứ ba, cách để thay đổi thói quen

Như đã đề cập ở trên, thói quen được tạo ra và duy trì bởi sự thèm khát, ham muốn. Vậy nên, giải pháp để thay đổi thói quen đó là bạn sẽ không cưỡng chế lại ham muốn mà chuyển hướng sang mục tiêu khác - một hành động tốt nhưng vẫn thỏa mãn được ham muốn tạo ra bởi thói quen cũ.

sức mạnh của thói quen 10

MUA HÀNG NGAY TẠI LAZADA

Trong cuốn sách, tác giả đã nêu ra một minh họa cụ thể về việc áp dụng quy tắc này đối với những người nghiện rượu. Để hiểu rõ hơn, anh em có thể đọc phần ba của cuốn sách này nhé.

Thứ tư, tập trung vào những thành quả nhỏ và cụ thể để thay đổi thói quen.

Nếu tập trung vào những thói quen mang tính quyết định và đạt được những thành quả cụ thể dù nhỏ, việc thay đổi thói quen của bạn sẽ được tiến hành hiệu quả hơn. Điều cần lưu ý ở đây là bạn cần xác định được đâu là những thói quen quyết định đến những thành quả mà bạn đang hướng tới.

Khi đã xác định được thói quen then chốt và đạt được hiệu quả nhất định, động lực sẽ được tạo thành và tiếp sức cho quá trình thay đổi những thói quen tiếp theo.

Đọc thêm: [Review] Sách hay: Muốn thành công nói không với trì hoãn

Thứ năm, sức mạnh ý chí là thói quen quan trọng nhất.

Ở phần trên chúng ta đã nói về thói quen then chốt. Và ở phần thứ năm này, tác giả Charles Duhigg đưa ra cho chúng ta một cách gọi cụ thể, đó là sức mạnh ý chí. Ông cho rằng sức mạnh ý chí cũng là một thói quen và nó tác động mạnh đến mọi khía cạnh cuộc sống, bao gồm cả việc thay đổi thói quen cũ và hình thành thói quen mới.

Một số nghiên cứu chuyên sâu đã chỉ ra rằng ý chí thực ra là kỹ năng có thể học được. Nó giống như cơ bắp, có thể tập luyện, cũng có thể trở nên mệt mỏi. Việc bạn cần làm là tăng cường sức mạnh ý chí và hạn chế xảy ra tình trạng “cơ bắp ý chí” bị kiệt sức.

Thứ sáu, thói quen có tính tổ chức có thể nguy hiểm, khủng hoảng đôi khi lại là giải pháp hữu hiệu lúc này.

Với luận điểm này, tác giả đã xem xét đến một vài sự kiện, trong đó có nhắc đến vụ cháy tại nhà ga ngầm King’s Cross. Cụ thể, một nhân viên soát vé đã không kéo còi báo động khi phát hiện dấu hiệu của một đám cháy. Lý do được đưa ra là: đó không phải trách nhiệm của anh ta. Ngọn lửa ngày càng lớn và lan rộng. Chỉ trong vài phút, một quả cầu lửa khổng lồ đã xuất hiện ngay tại phòng vé.

suc-manh-cua-thoi-quen-4

Xui xẻo là chẳng có ai ở đó biết hoặc có quyền sử dụng hệ thống phun nước và các bình chữa cháy. Khi đội cứu hỏa đến, có 31 người đã thiệt mạng trong đám cháy và rất nhiều hành khách bị bỏng nặng.

Thứ bảy, tận dụng thói quen vào các chiến dịch tiếp thị.

Các công ty từ lâu đã biết đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Thực tế, đôi khi chính những người mua hàng còn không hiểu bản thân bằng các nhà bán lẻ. Từ vô số dữ liệu khách hành thu thập được, họ tiến hành phân tích để nắm bắt thói quen hành vi khách hàng, sau đó là hàng loạt điều chỉnh, thay đổi hay tạo lập mới các chiến dịch tiếp thị nhằm mục đích tối đa hóa doanh thu.

Thứ tám, những biến động, áp lực và mạng lưới quan hệ rộng có thể tạo ra thói quen mới.

Với quan điểm này, tác giả đã dẫn chứng bằng sự vụ tẩy chay xe bus tại Montgomery, Alabama vào năm 1955. Sự việc này bắt nguồn từ việc Rosa Parks - một phụ nữ da đen - từ chối nhường ghế của mình cho một người đàn ông da trắng. Mặc dù sau đó bị buộc tội và bỏ tù nhưng nhờ mạng lưới quan hệ rộng cùng áp lực dư luận được tạo ra từ vụ việc, Rosa Parks đã được tự do và trở thành biểu tượng dân quyền.

Tìm hiểu: Tâm Lý Học Thành Công: Nguyên nhân thành công và thất bại

Thứ chín, chúng ta phải chịu trách nhiệm cho thói quen của bản thân.

Ở phần nội dung này, tác giả nêu ra hai trường hợp để so sánh: một là Brian Thomas bị kiện do đã bóp cổ vợ đến chết, hai là Angie Bachman - người bị kiện vì nợ sòng bạc Harrah nửa triệu đô la.

suc-manh-cua-thoi-quen-5

Cả hai khi bị kiện ra tòa đều biện hộ rằng lỗi lầm họ phạm phải là do thói quen. Với Brian Thomas, nguyên nhân được nêu ra là thói quen phòng vệ, ông ta đã nhầm lẫn vợ mình với một tên trộm. Còn với Bachman, lời bào chữa ở đây đơn giản là bị dẫn dắt bởi thói quen. Trước đó, cô nàng đã từng là con bạc phải tuyên bố phá sản.

Kết quả xét xử cuối cùng, Thomas được tha bổng còn Bachman thì thua kiện. Thomas nhận được sự cảm thông sâu sắc còn Bachman chịu sự khinh miệt của công chúng. Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này khi mà cả hai đều cho rằng nguồn gốc gây ra tội lỗi là thói quen của họ?

Câu trả lời là khả năng nhận thức về tác động tốt xấu mà thói quen đó mang lại. Với Thomas, ông hành động theo bản năng và trong tình trạng không có nhận thức. Bachman thì ngược lại, cô nàng hoàn toàn tỉnh táo khi đánh bạc.

Chìa khóa mở cửa thành công?

Sau khi đọc xong cuốn sách, bạn đọc sẽ tìm ra được chìa khóa để mở cửa tới thành công. Bằng cách thay đổi các thói quen xấu bằng các thói quen tốt theo giải pháp được rút ra từ tựa sách vừa review trên đây, bạn sẽ thu được rất nhiều ích lợi thiết thực, chẳng hạn như việc xóa bỏ thói quen lười nhác bằng thói quen chăm chỉ, bạn sẽ ngày càng giỏi giang, thông minh và làm được nhiều việc hữu ích.

sức mạnh của thói quen 9

MUA HÀNG NGAY TẠI TIKI

Chìa khóa thay đổi thói quen xấu ở đây đó là dựa vào vòng lặp gợi ý. Như đã tìm hiểu ở phần 1, vòng lặp này bao gồm: gợi ý - hành động - phần thưởng. Chúng ta sẽ chỉ thay đổi hành động và giữ nguyên gợi ý, phần thưởng. Khi vòng lặp mới được hình thành, bạn đã thành công trong việc tạo lập thói quen tốt mới, đồng thời cũng thành công nắm giữ chìa khóa dẫn đến “thành công”.

Với những lý thuyết và lập luận đơn giản nhưng thuyết phục trong cuốn Power of Habits - Sức mạnh của thói quen, tác giả Charles Duhigg đã giúp người đọc nhận ra nhiều giá trị quan trọng và thú vị. Và nếu biết cách chọn lọc những hoạt động có ích - như đọc sách hay tập thể dục chẳng hạn - và biến chúng trở thành thói quen, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích thiết thực đấy.

Gợi ý: Hãy khiến tương lai biết ơn vì hiện tại bạn đã cố gắng hết mình

 

- (0 bình chọn)
  0/5
Được đánh giá :
An Hạ

Mình rất thích làm bánh và nấu ăn, bởi vậy những món đồ gia dụng trong gia đình là điều mình đặc biệt quan tâm. Mình đã nhiều lần mua hàng online nhưng nhận về sản phẩm không ưng ý, hoặc băn khoăn rất lâu trước một sản phẩm có quá nhiều lựa chọn. Và mình nhận thấy rằng có nhiều người cũng gặp tình trạng như mình khi mua thiết bị gia dụng, đời sống. Đó là lý do mình quyết định chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức mua sắm đồ cho gia đình qua những bài viết trên website Danhgiatot. Hi vọng những tích lũy của bản thân mình sẽ giúp các bạn tiết kiệm thời gian và mua sắm được những sản phẩm chất lượng.

Bảng xếp hạng này có hữu ích không?

Chia sẻ nhận xét của bạn

Đánh giá của bạn:

Bài viết đọc nhiều