Hán Sở Tranh Hùng – Giai đoạn lịch sử sóng gió của Trung Hoa

An Hạ
29/09/2023
Lượt xem: 609

Ai đã từng mê đắm những thước phim đặc sắc cổ trang Trung Hoa thì không thể không biết đến chuyện Hán Sở tranh hùng. Một cuộc chiến dịch sử diễn ra vô cùng tàn khốc sau khi một đế chế hùng mạnh của Tần Thuỷ Hoàng bị sụp đổ. Một giai đoạn lịch sử đầy sóng gió của nước trung hoa cổ đại. Với những tín đồ của hàng loạt những tên tuổi đình đám như như Tam Quốc Chí hay Thuỷ Hử thì không thể bỏ qua Hán Sở Tranh Hùng do tác giả vô cùng tài năng Chân Vĩ đã viết. Sau đây, Đánh Giá Tốt sẽ tóm tắt Hán Sở tranh hùng về những nét đặc sắc cho bạn nhé!

Đôi nét về tác giả của Hán Sở Tranh Hùng

Chân Vĩ là một nhà văn của đất Kim Lăng tại đất nước tỷ dân Trung Quốc. Nơi có hàng trăm những tác phẩm được sinh ra và nổi danh trên nhiều quốc gia. Sống dưới thời Vạn Lịch (1572 - 1620), người đời sau chỉ biết đến ông qua tác phẩm Hán Sở diễn nghĩa, còn cuộc đời, những hành trạng trong nghiệp viết văn của ông và cả những bức ảnh của ông đến nay vẫn còn là dấu chấm hỏi rất lớn cho độc giả.

Một giai đoạn lịch sử đầy sóng gió của Trung Hoa Dân Quốc

Truyện Hán Sở tranh hùng đã tái hiện một thời đại hào hùng nhưng không thiếu được những sóng gió, với những cuộc chiến lớn của các vị anh hùng để đến với một mục đích cuối cùng là thống nhất được đất nước Trung Hoa. Một quyển tiểu thuyết cổ điển và khắc họa rõ nét lịch sử thời ấy, là một tín đồ của lịch sử Trung Quốc thì không thể bỏ qua đúng không nào.

“Hán Sở tranh hùng” còn gọi là “Tây Hán thông tục diễn nghĩa” hay “Tây Hán diễn nghĩa truyện” được dịch giả Mộng Bình Nguyên dịch lại với 48 hồi, ghi lại thời kì từ khi nhà Tần thâu tóm thiên hạ đến khi nhà Hán thống nhất được Trung Quốc. Được chia làm 4 giai đoạn lịch sử chính, tác phẩm đã làm cho người đọc cảm nhận được những khốc liệt của thời đại.

1. Những giai thoại cuối của Nhà Tần

Nhà Tần đã thôn tính các nước chư hầu phía đông để thống nhất một Trung Hoa cổ đại đầu tiên. Tuy nhiên, sự thống nhất về mặt chính trị chưa thực sự mang lại kết quả ngay lập tức trong việc hợp nhất những người dân từ những nước khác nhau trên đất Trung Quốc.

Ở một vài nước nhỏ cũ, sự mong muốn một đất nước độc lập vẫn mãnh liệt. Đây là vấn đề lớn làm cho nhà Tần thường xuyên phải củng cố lại vai trò thống trị của mình trong một thời gian dài ở Trung Hoa.

hán sở tranh hùng 1

MUA HÀNG ƯU ĐÃI TẠI LAZADA
MUA HÀNG CHÍNH HÃNG TẠI TIKI

Tuy nhiên, luật pháp hà khắc của Tần Thuỷ Hoàng đã không được nhân dân ủng hộ và chấp nhận. Khi Tần Thủy Hoàng còn sống, do sức mạnh cai trị đất nước của ông quá lớn nên những người chống đối dù rất uất hận nhưng cũng chỉ dừng lại ở những hành động ám sát, nhưng tất cả đều không thành.

Sau khi Thủy Hoàng qua đời, con của ông là Nhị Thế vốn đã không có đủ uy tín lại thi hành những chính sách tàn bạo hơn người cha của mình. Vì thế ngay lập tức dân nghèo đã nổi dậy và người đầu tiên phất cờ chống Tần là Trần Thắng (năm 209 TCN). Nhiều nơi đã nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa, đế chế nhà Tần đã nhanh chóng sụp đổ chỉ sau 15 năm.

Tham khảo: Top 8 đầu sách về chiến tranh thế giới thứ hai xuất sắc nhất

2. Bạo loạn chiến tranh trên đất nước Trung Hoa

Khi nhà Tần sụp đổ, nhiều nhóm nghĩa quân đã tập hợp những người dân địa phương lại để ủng hộ họ dưới ngọn cờ khởi nghĩa của nước cũ. Kết quả là Trung Hoa lúc ấy lại bị chia cắt thành nhiều nước nhỏ. Nhiều nước vẫn giữ tên gọi từ thời Chiến Quốc, lãnh tụ thường là những người từ các gia đình quý tộc cũ.

Vào thời gian này, tương lai của Trung Quốc cổ đại vẫn rất tăm tối. Một vài người, đặc biệt là hậu duệ từ những gia đình quyền lực của những nước chư hầu cũ thời Chiến Quốc cho rằng, một Chiến Quốc mới rất có thể lại xuất hiện, Trung Hoa lại có thể bị chia cắt bởi những vương triều khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn người dân đã rất mệt mỏi vì những cuộc chiến liên miên và hy vọng vào một lực lượng mạnh mẽ có thể nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

3. Chiến tranh Hán - Sở

Trong thời kỳ này, các vị vương từ các đất khác nhau ở Trung Hoa đã xuất hiện sau sự sụp đổ của nhà Tần, tạo nên hai phái đối lập nhau rõ rệt. Một bên do Lưu Bang tước phong là Hán vương, lãnh đạo; còn bên kia do Hạng Vũ, tự xưng Tây Sở bá vương thống lĩnh.

Trước khi trở thành kẻ thù của nhau, Hạng Vũ và Lưu Bang cũng có nhiều cơ hội bắt tay cùng nhau chiến đấu và hỗ trợ lẫn nhau. Từng là chiến hữu trong các cuộc chiến, cả hai còn kết nghĩa huynh đệ, dốc lòng dốc sức lật đổ vương triều nhà Tần bạo ngược. Nhưng từ đây, nhiều sự kiện đồng loạt xảy ra khiến cả hai trở thành đối thủ và không ngừng đối đầu nhau để tranh đoạt thiên hạ.

hán sở tranh hùng 2

MUA HÀNG ƯU ĐÃI TẠI LAZADA
MUA HÀNG CHÍNH HÃNG TẠI TIKI

Năm 206 TCN, định mệnh của Trung Hoa thời bấy giờ gần như đã nằm trong tay của Hạng Vũ. Tuy nhiên, mặc dù là một nhà lãnh đạo về quân sự tài ba, Hạng Vũ vẫn là người thiếu kỹ năng về chính trị. Khi đã có vị trí trong việc tạo dựng cơ đồ mới sau nhà Tần, Hạng Vũ đã mắc một số sai lầm sau:

  • Thứ nhất, sau khi bức hàng số đông quân đội Tần, Hạng Vũ đã nhẫn tâm tàn sát tất cả bọn họ. Phần lớn họ đều đến từ đất Quan Trung nước Tần. Dân chúng ở Quan Trung căm ghét, và sau này họ đã quay sang ủng hộ cho Lưu Bang.
  • Thứ hai, Hạng Vũ đã giết Sở Nghĩa đế (Sở Hoài vương), người lãnh đạo trên danh nghĩa của cuộc khởi nghĩa chống Tần. Với việc làm này, Hạng Vũ đã bị mắc tội giết vua.
  • Thứ ba, Hạng Vũ đã đánh giá thấp sự nguy hiểm của Lưu Bang. Mặc dù đã có cơ hội để trừ bỏ Lưu Bang, quân sư Phạm Tăng cũng thúc giục, nhưng Hạng Vũ đã bỏ qua cơ hội này.
  • Thứ tư, Hạng Vũ đã ưu tiên ban thưởng cho những người trực tiếp theo mình đánh Tần; đối xử không công bằng với những người có công đánh Tần nhưng không quy phục mình. Điều này đã dấy lên sự tức giận của các thủ lĩnh nghĩa quân và dòng dõi chư hầu cũ. Những người này về sau cũng quay sang bên Lưu Bang để chống lại Hạng Vũ.

Lý do cuối cùng cũng chính là lý do trực tiếp gây ra Hán Sở tranh hùng.

Xem thêm: Thép đã tôi thế đấy – Sách về chiến binh cách mạng Liên Xô

4. Thiên hạ thái bình

Ban đầu, thế trận nghiêng về Hạng Vũ khi liên tiếp chiến thắng các cuộc tập kích của Lưu Bang. Thế nhưng, yếu tố thắng thua không nằm tất cả ở thực lực, lại càng không phụ thuộc quá nhiều vào sự dũng cảm của mỗi cá nhân.

Sau nhiều năm giao chiến, Hạng Vũ không còn chi viện nên buộc phải xin hòa với Lưu Bang và quyết định chọn Hồng Câu làm giới tuyến phân định. Nhưng sau khi nghe những lời góp ý từ Trương Lương, Trần Bình đã xé bỏ thỏa thuận, hừng hực bám theo truy sát quân Sở đang rút về phía Đông.

hán sở tranh hùng 3

MUA HÀNG ƯU ĐÃI TẠI LAZADA
MUA HÀNG CHÍNH HÃNG TẠI TIKI

Nhận được tin, Hạng Vũ tức giận nên quay lại đánh bại Lưu Bang. Tranh thủ được Hàn Tín và Bành Nhạc chi viện, Lưu Bang liền bao vây Hạng Vũ và cướp luôn điểm chốt chặn cuối cùng của ông. Bị mai phục bốn bề, cộng thêm đám đông phản lại và ý chí cạn kiệt sau nhiều năm chiến đấu không ngừng nghỉ.

Ngay tới cả Ngu Cơ, người nhiều năm trung thành với Hạng Vũ chọn cách hy sinh bản thân để khích lệ ông phá vây nhưng vẫn bị người của Lưu Bang truy kích. Trong khoảnh khắc bất lực cuối cùng, Hạng Vũ từ chối ngỏ ý của Đình Trưởng Ô Giang và bất ngờ tự sát. Từ đây, trận chiến tranh Hán Sở mới kết thúc, Lưu Bang lên ngôi, lập ra nhà Hán.

Hán Sở Tranh Hùng - Cuốn tiểu thuyết đúc kết những giá trị ngàn đời

Xuyên suốt truyện “Hán Sở”, người đọc không chỉ thấy: “Cái mạnh yếu của Lưu Hạng, Sở Hán tranh hùng”, mà còn nhiều lần được cảm nhận sức mạnh của nhân nghĩa khi những thế lực tàn bạo như Tần triều, kiêu ngạo như Hạng Vương đều lần lượt thất bại. “Truyện Hán Sở tranh hùng” đâu chỉ là chuyện binh đao, truyện đế vương giành thiên hạ. Đằng sau đó còn là những bài học đạo lý của lòng người, là những tấm gương của bậc anh hùng thời cổ.

hán sở tranh hùng 4

MUA HÀNG ƯU ĐÃI TẠI LAZADA
MUA HÀNG CHÍNH HÃNG TẠI TIKI

Tần Thủy Hoàng dùng thế lực hùng hậu thâu tóm lục quốc. Nhưng vì chỉ biết lấy bạo lực để cai trị, không biết lấy nhân nghĩa thu phục lòng dân, rốt cuộc bị Hạng Vũ tiêu diệt. Nhưng thắng rồi, Hạng Vũ lại lầm đường đi vào vết xe đổ của nhà Tần nên đã bị Lưu bang trừ khử.

Lưu Bang tức Hán Cao Tổ đã cho độc giả thấy được sức mạnh và độ bền của Nhân Nghĩa, làm keo sơn gắn bó lòng người, củng cố Hán tộc được lâu dài. “Sở Hán tranh hùng” đã đem lại biết bao giá trị tốt đẹp cho cuộc đời.

Tuy “Hán Sở” chỉ xảy ra mấy năm ngắn ngủi nhưng đã để lại cho người đời biết bao bài học quý giá và những hình tượng lịch sử lưu danh sử sách, cảm động lòng người. Rất nhiều câu chuyện trong đó trở thành những câu nói kinh điển đến nay vẫn được lưu truyền, ảnh hưởng tới tư tưởng và cuộc sống của những người đời sau. Trên đây, Đánh Giá Tốt đã tóm tắt Hán Sở tranh hùng cho các bạn, hãy tìm đọc và dõi theo một bầu trời lịch sử đã qua đi nhé!

Đừng bỏ lỡ:Án mạng trên sông Nile – Tiểu thuyết trinh thám kinh điển

- (0 bình chọn)
  0/5
Được đánh giá :
An Hạ

Mình rất thích làm bánh và nấu ăn, bởi vậy những món đồ gia dụng trong gia đình là điều mình đặc biệt quan tâm. Mình đã nhiều lần mua hàng online nhưng nhận về sản phẩm không ưng ý, hoặc băn khoăn rất lâu trước một sản phẩm có quá nhiều lựa chọn. Và mình nhận thấy rằng có nhiều người cũng gặp tình trạng như mình khi mua thiết bị gia dụng, đời sống. Đó là lý do mình quyết định chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức mua sắm đồ cho gia đình qua những bài viết trên website Danhgiatot. Hi vọng những tích lũy của bản thân mình sẽ giúp các bạn tiết kiệm thời gian và mua sắm được những sản phẩm chất lượng.

Bảng xếp hạng này có hữu ích không?

Chia sẻ nhận xét của bạn

Đánh giá của bạn:

Bài viết đọc nhiều