Cách rút chân nhang, tỉa chân nhang đúng cách không phạm phong thủy

Mai Anh
29/09/2023
Lượt xem: 303

Việc dọn dẹp bàn thờ, rút tỉa chân nhang đã trở thành việc làm hàng năm mỗi dịp Tết đến của nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên khi vệ sinh bàn thờ, rút chân hương ngày 23 Tết thì nên lưu ý để không phạm vào các điều đại kỵ tránh bị "phạm". Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách rút chân nhang, tỉa chân nhang ngày ông Công ông Táo 23 Tết chuẩn nhất.

Ý nghĩa của việc tỉa chân nhang là gì?

Theo quan niệm dân gian của Việt Nam, bát hương là nơi để cắm hương thờ cúng Phật, Thần Linh hoặc ông bà tổ tiên trong nhà. Thắp hương là cách để người âm giao tiếp với nơi trần thế. Vì là nơi âm dương gặp gỡ, nơi gắn kết con cháu với ông bà tổ tiên, thể hiện lòng tôn kính với bề trên nên bàn thờ luôn cần được giữ sạch sẽ, gọn gàng để thể hiện trang nghiêm, thanh tịnh.

Việc để bát hương quá đầy sẽ làm bàn thờ chật chội, khó cắm hương mới. Chưa kể khi thắp hương tàn hương rơi xuống dễ làm cháy bát hương gây nguy cơ hỏa hoạn. Việc để bát hương nhiều chân hương còn tạo cảm giác bề bộn không đúng theo yêu cầu gọn gàng, sạch sẽ.

tia-chan-nhang-1

Theo phong thủy, bàn thờ là nơi tụ khí lớn nhất trong gia đình, sẽ ảnh hưởng đến đời sống của gia chủ. Việc để bát hương quá đầy sẽ làm cản trở khí luân chuyển, khí tốt sẽ khó lưu thông, ảnh hưởng đến vận may của gia chủ.

Cũng có nhiều người quan niệm rằng, nếu bát hương đầy thì chân hương mới sẽ khó cắm xuống, cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sự linh ứng của bát hương. Chính vì thế mà việc rút tỉa chân hương là việc rất cần thiết hàng năm của mỗi gia đình.

>> Xem thêm: Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên Đán 2023? Nghỉ Tết mấy ngày?

Tỉa chân nhang vào ngày nào? Có nên tỉa chân nhang thường xuyên hay không?

Theo truyền thống, nhiều gia đình Việt sẽ thường tỉa chân nhang và dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ để chào đón năm mới. Hoạt động dọn dẹp thường diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp, sau khi tiễn ông Công ông Táo, để tránh mạo phạm đến thần linh.

Các gia đình cũng nên thường xuyên rút tỉa chân hương. Không nên để chân hương nhiều năm vì chân hương làm bàn thờ nhanh có bụi và có nguy cơ hỏa hoạn cao.

Hướng dẫn chi tiết các bước tỉa chân nhang

Bước 1: Chuẩn bị đồ

Mọi đồ chuẩn bị cho việc tỉa chân nhang đều phải là đồ mời, sạch sẽ.

  • 1 thau nước sạch
  • 2 khăn mềm
  • 1 tấm vải hoặc một tờ báo
  • Rượu gừng
  • Nước hoa (không bắt buộc)

tia-chan-nhang-2

Bước 2: Xin phép thần linh, tổ tiên

Người tỉa chân nhang, chủ nhà cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng. Sau đó, thắp hương để báo cho tổ tiên hoặc thần linh biết rằng mình sắp dọn dẹp nhà thờ. Việc này được thực hiện với ý niệm mời thần linh, tổ tiên tạm lánh để việc lau dọn của con cháu không ảnh hưởng tới các ngài.

Bước 3: Văn khấn xin tỉa chân nhang

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy quan thần tài thổ địa đang cai quản tại địa chỉ:.........

Hôm nay là ngày ......... tháng ......., con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia các quan để cho sạch sẽ mong chư vị chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Bước 4: Lau dọn bàn thờ

Có thể di chuyển bình hoa, chén nước, đình đồng hoặc đèn...nhưng phải cố định bát nhang, bài vị. Lau rửa bài vị với hỗn hợp nước rượu và gừng, hoặc nước ấm, nhưng tuyệt đối không dùng nước lạnh. Nếu trên bàn thờ vừa có bài vị của phật, thánh, tổ tiên thì lau trước bài vị của phật. Sau đó, đổ nước cũ thay nước mới rồi mới lau bài vị của tổ tiên.

tia-chan-nhang-3

Bước 5: Tiến hành tỉa chân nhang

Với bát nhang, nên rút tỉa bớt chân nhang, nhưng phải để lại ít nhất số lẻ chân cây như 3, 5, 7, 9 và những chân để lại là những chân đẹp nhất.

Bước 6: Xử lý tro

Đối với chân nhang đã tỉa, có thể đốt và thả tro xuống sông hoặc bón cho cây. Không được vứt bỏ lung tung.

Bước 7: Thắp hương sau khi lau dọn xong

Khi đi đã lau dọn và tỉa chân nhang xong, gia chủ tiến hành thắp nhang kính báo gia tiên và các vị thần linh đã hoàn thành việc dọn dẹp.

>> Xem thêm: Quà Tết nên tặng gì? Top 10 quà Tết độc đáo, đẹp, ý nghĩa, sang trọng, giá rẻ

Những lưu ý khi tỉa chân nhang bạn nên biết

  • Việc tỉa chân nhang, dọn dẹp bàn thờ thường do người cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo thực hiện. Theo quan niệm của dân gian, việc lau dọn bàn thờ, rút tỉa chân hương sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năm mới.
  • Sau khi đọc xong bài cúng rút tỉa chân hương vái 3 vái, cắm hương. Sau đó đợi hương tàn rồi mới bắt đầu lau dọn. Khi lau dọn bàn thờ nên dùng nước ấm, nước gừng hoặc rượu để lau chùi đồ thờ cúng.
  • Khi lau dọn bát hương, nên để lại 3 chân hương. Với bát hương của người đã mất nhưng chưa qua 3 năm, nếu là đàn ông thì để lại 7 chân hương, còn đàn bà để lại 9 chân hương. Còn bát hương quan thần linh tỉa hết, giữ lại 5 chân nhang.
  • Sau khi bao sái bàn thờ, tỉa chân hương, gia chủ đặt lại đồ đúng vị trí, thay nước, thay chum gạo muối rồi khấn xin thỉnh các Ngài, ông bà, tổ tiên về.

tia-chan-nhang-4

Giải đáp một số câu hỏi liên quan khi tỉa chân nhang

Dưới đây là giải đáp một số thắc mắc liên quan khi tỉa chân nhang.

1. Xử lý tro và chân nhang sau khi được bao sái như thế nào?

Theo Phật giáo, với những việc liên quan đến bàn thờ, đồ lễ cúng như hoa trái, dù héo cũng không được vứt vào nơi bẩn. Bởi những đồ ý vừa được đặt nghiêm trang trên bàn thờ mà lại vứt vào nơi không sạch sẽ thể hiện sự không cung kính.

2. Phụ nữ có được tỉa chân nhang và bao sái bát hương không?

Có quan niệm con gái không được động chạm vào bát hương hoặc tỉa chân nhang vì như vậy sẽ khiến gia đình gặp phải điều xui xẻo.

Nhưng theo Phật giáo, con gái cúng lễ hay lau chùi bát hương, tỉa chân nhang là bình thường. Kể cả phụ nữ đến ngày kinh nguyệt vẫn có thể thắp hương, miễn là giữ vệ sinh sạch sẽ ở nơi thân thể là được. Bởi, đó là chuyện tâm sinh lý bình thường và không có tội lỗi.

tia-chan-nhang-5

3. Có nên tỉa chân nhang bàn thờ Thần tài hay không?

Bát nhang là linh vật trên bàn thờ, là cầu nối giữa người còn sống với thế giới tâm linh. Việc giữ sạch sẽ bàn thờ là việc làm thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với thần linh, gia tiên. Vì vậy mà cách rút chân nhang trên bàn thờ Thần tài là việc quan trọng, không thể tùy tiện thực hiện được. Vậy tỉa, rút chân nhang trên bàn thờ Thần tài là việc gia chủ nên làm. Theo quan niệm của người xưa có 3 thời điểm mà gia chủ nên chọn để tỉa chân nhang là ngày 23 tháng Chạp, ngày vía Thần tài hoặc ngày rằm tháng 7.

Với hướng dẫn chi tiết cách rút chân nhang, tỉa chân nhang đúng cách không phạm phong thủy trên đây. Hy vọng bạn đã biết thêm những thông tin hữu ích về thờ cúng và nếu còn thắc mắc khác thì có thể để lại bình luận dưới bài viết. Mọi thắc mắc của các bạn sẽ được Đánh Giá Tốt giải đáp.

Tìm hiểu thêm: 50+ Hình ảnh Tết Nguyên đán đẹp, ấm áp nhìn là thấy Tết về

- (0 bình chọn)
  0/5
Được đánh giá :
Mai Anh

Trên thị trường ngày càng có nhiều sản phẩm đa dạng về mẫu mã, tính năng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, bởi vậy khó khăn của người tiêu dùng là lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp và chất lượng. Mai Anh hi vọng qua những bài reviews, đánh giá, tổng hợp của mình trên danhgiatot sẽ giúp cho quý đọc giả lựa chọn được cho mình những sản phẩm ưng ý. Mai Anh và đội ngũ tác giả trên Danhgiatot rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của mọi người nhằm nâng cao chất lượng nội dung và ngày càng nhiều sản phẩm được đánh giá, reviews hơn nữa. Cảm ơn quý đọc giả đã ghé thăm.

Bảng xếp hạng này có hữu ích không?

Chia sẻ nhận xét của bạn

Đánh giá của bạn:

Bài viết đọc nhiều