Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ – Sách đưa bạn về tuổi thơ

Tuổi thơ luôn là thứ gì đó vô cùng thiêng liêng, hoài niệm, điều mà chúng ta chỉ có một lần và không thể nào quay lại. Những cuốn sách về “cái tuổi chẳng biết chi” ấy giống như một liều thuốc để chữa lành những tâm hồn chai sạn, làm dịu đi đớn đau mà áp lực cuộc sống mang lại. Nếu yêu thích những cuốn sách ấy thì bạn đừng nên bỏ qua bài review Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ – cùng Nguyễn Nhật Ánh quay trở lại tuổi thơ hồn nhiên.

Đôi nét về tác giả tuổi thơ Nguyễn Nhật Ánh

Đã quá quen thuộc với các bạn trẻ thế hệ trước, Nguyễn Nhật Ánh được biết đến là nhà văn của tuổi thơ, của những câu chuyện tuổi mới lớn. Ông sinh năm 1995, một người con của Quảng Nam. Nguyễn Nhật Ánh vốn đã bộc lộ tài văn chương từ nhỏ, năm 14 tuổi, tác phẩm của ông đã được đăng trên báo giấy. Đồng thời, ông cũng là cha đẻ của hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng: Kính Vạn Hoa, Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ, Chuyện Xứ Langbiang, Mắt Biếc, Thằng Quỷ Nhỏ…cho tôi xin một vé đi tuổi thơ 2

Nhiều tác phẩm văn chương của Nguyễn Nhật Ánh đã được chuyển thể thành phim, hay trở thành nguồn cảm hứng chính trong nhiều sáng tác nhạc. Ông đã vinh dự đạt nhiều giải thưởng danh giá: Giải thưởng văn học trẻ hạng A, huy chương Vì thế hệ trẻ, Nhà văn có lượng sách bán chạy nhất…

XEM NGAY:  Cuốn sách hay: Không bao giờ là thất bại tất cả là thử thách

Sơ lược về nội dung cuốn sách Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ

Với lời tựa “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em… Tôi viết cho những ai từng là… trẻ em.” Cuốn sách như chiếm trọn được trái tim của độc giả ngay từ những dòng đầu tiên. Tính đến thời điểm hiện tại, cuốn sách đã được tái bản đến 65 lần, được dịch sang nhiều thứ tiếng và giành nhiều giải thưởng lớn: Sách hay của Hội xuất bản Việt Nam, giải thưởng Văn học Đông Nam Á vào năm 2010, giải thưởng Văn học của hội nhà văn Việt Nam năm 2009.cho tôi xin một vé đi tuổi thơ 5

Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ” có tất cả 12 chương, xoay quanh câu chuyện của nhân vật Cu Mùi, Hải Cò, Tí Sún và Tủn, những đứa trẻ mới khoảng chừng 8 tuổi, độ tuổi của sự hồn nhiên, nghịch ngợm, vô âu, vô lo. Trong đó, cu Mùi chính là hóa thân của Nguyễn Nhật Ánh, là hồi tưởng của ông về quá khứ, về một thời “huy hoàng” đã qua. 

Trong thế giới lý tưởng của mình, cu Mùi không muốn trải qua những ngày lặp đi lặp lại đầy tẻ nhạt, cậu muốn “đặt tên cho mọi thứ trên thế giới” biến những chiếc mẫu gối thành búp bê, biến cái nón thành cuốn tập. Ngay đến cả bảng cửu chương, 2 nhân 4 cũng không  muốn phải là 8, mà “phải là cái gì cũng được, miễn là khác đi”. Việc trái đất quay quanh mặt trời đối với chúng là thứ gì đó hết sức buồn tẻ, chúng sẽ “tìm phương pháp quay theo hướng khác”.cho tôi xin một vé đi tuổi thơ 4

Hàng loạt các trò chơi tuổi thơ như trò vợ chồng, đánh nhau đến rách áo, chúng hóa thân thành các nhân vật cu Mùi được tôn lên làm hiệu trưởng, Hải cò phong làm cảnh sát trưởng, Tí sún là công chúa Bạch Tuyết còn cái Tủn là tiếp viên hàng không. Tuy gặp phải nhiều trận dở khóc dở cười những những đứa trẻ vẫn hồn nhiên, bới tung đống vườn để bày mọi trò chơi.

XEM NGAY:  [Review] Sách: Nắm nhầm một bàn tay tìm được người như ý

Song song với những câu chuyện nghịch ngợm ấy là cả một bầu trời chi tiết khiến độc giả phải suy ngẫm như hình ảnh chú chó thân thiết của bốn đứa bị bày thành món ăn trên bàn nhậu, khiến chúng khóc trong sự bàng hoàng. Và cả câu chuyện trong phiên tòa chúng tạo ra, Tí Sún kể tội bố mình hay nhậu nhẹt, uống say đến mức tông xe vào cột điện. Cô bé cũng nước mắt lưng tròng khi nghĩ đến cảnh tượng phải làm trẻ mồ côi.

Tham khảo: [Review] Làm bạn với bầu trời – Tác giả Nguyễn Nhật Ánh

Giá trị nhân văn mà tác phẩm Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ mang lại

Là cuốn sách hiếm hoi khai thác sâu vào đề tài tuổi thơ, đi vào những câu chuyện tưởng như rất cũ kỹ nhưng sau này ngẫm lại mới thấy hết được giá trị nhân văn của chúng. Trong cuộc sống hiện đại hối hả, mải mê chạy theo cái gọi là công danh, sự nghiệp mà ta tạm quên đi những thứ bình dị, hồn nhiên, một con người vui vẻ mà ta từng có. Thông qua Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh như muốn gửi tặng cho độc giả của mình một “chiếc vé không hai, vé đi thôi không cần quay trở lại”, giúp họ trở lại năm tháng ngây ngô, vô ưu của tuổi thơ.cho tôi xin một vé đi tuổi thơ 1

Với lời văn trong sáng, nhẹ nhàng, Nguyễn Nhật Ánh đã tạo nên một cuốn sách viết về trẻ nhỏ nhưng lại dành cho người lớn, những người đang mang tâm hồn khô héo, đang kiệt sức giữa đường đời. Tác phẩm có giá trị thức tỉnh mạnh mẽ đối với những người lớn, những gia đình đang nuôi dạy con trẻ. Thông qua câu chuyện của bốn đứa nhỏ hồn nhiên, tác giả thể hiện được thế giới quan của chúng, giúp bố mẹ nhận ra cách giảng dạy con cái đã đúng chưa? Mình có thực sự quan tâm đến suy nghĩ của con trẻ hay không.

XEM NGAY:  [Review] Từ bi - Cuốn sách về lòng trắc ẩn và sự yêu thương 

Giá tham khảo: 91.000đ

Đọc thêm: Con chim xanh biếc bay về – Tựa sách hay của Nguyễn Nhật Ánh

Như vậy, review Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ – cùng Nguyễn Nhật Ánh quay trở lại tuổi thơ hồn nhiên trên đây đã giúp bạn hình dung phần nào về tác phẩm cũng như những giá trị sâu sắc mà Nguyễn Nhật Ánh muốn truyền tải. Nếu đang bế tắc, cảm thấy khô héo trong tâm hồn thì hãy tìm và đọc ngay cuốn sách chữa lành này nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

An Hạ xin gửi lời chào thân thương nhất đến quý độc giả đã ghé thăm Đánh Giá Tốt. Là một người đam mê viết lách, ưa thích khám phá và tìm hiểu nhiều điều mới lạ... An Hạ mong muốn được gửi đến quý độc giả những chia sẻ, trải nghiệm của bản thân để có thể giúp quý độc giả có những lựa chọn tốt nhất khi mua sắm. Mọi ý kiến đóng góp của quý khách hàng, độc giả luôn là điều trân quý nhất với An Hạ và đội ngũ tác giả của Đánh Giá Tốt để chúng tôi có thể đổi mới và sáng tạo nội dung hơn trong thời gian tới. Chúng tôi rất vui vì bạn đã ở đây!

Nhận xét

Nhận Xét Chi Tiết

Đánh Giá Tốt
Logo
Register New Account
Reset Password