Cách dùng BHA tốt nhất trong chu trình chăm sóc da hàng ngày

Mai Anh
29/09/2023
Lượt xem: 304

BHA là thành phần tẩy tế bào chết hoá họccó nhiều tác dụng ưu việt cho làn da. BHA được các tín đồ làm đẹp yêu thích sử dụng vì có khả năng thâm nhập vào sâu trong da, giải quyết triệt để tình trạng bít tắc lỗ chân lông hiệu quả. Vậy BHA là gì? Nó mang tới tác dụng gì cho làn da và cách dùng BHA như thế nào? Hãy cùng Đánh Giá Tốt tìm hiểu thông tin về BHA để có được đáp án chính xác nhất.

BHA là gì? Có tác dụng gì?

BHA là cách viết tắt của cụm từ axit beta-hydroxy. Nó cũng là một hợp chất hữu cơ có chứa nhóm axit cacboxylic và hydroxyl, hai nhóm này được phân tách bằng nguyên tử Cacbon. BHA được sử dụng phổ biến nhất là Salicylic Acid có chiết xuất từ vỏ cây liễu, dầu cây lộc đề xanh. Tất cả đều là thành phần thiên nhiên nên rất an toàn, thân thiện cho làn da, đem lại các hiệu quả sử dụng lâu dài.

cach-dung-bha-1

BHA tan được trong dầu, chính vì thế mà nó không đơn thuần hoạt động trên bề mặt da mà còn thấm sâu vào lỗ chân lông. Nó là lựa chọn ưu tiên cho da bình thường tới da dầu dễ bị nổi mụn, có mụn, da bị tắc nghẽn, lỗ chân lông to. Bên cạnh đó, BHA cũng có đặc tính giúp làm dịu da tự nhiên, phù hợp sử dụng cho những làn da nhạy cảm, bị bệnh rosacea, dễ bị mẩn đỏ. Không chỉ có vậy, BHA còn có thể sử dụng cho những làn da sần sùi vì mụn.

1. BHA tẩy tế bào chết, giúp da sạch sâu

Công dụng đầu tiên của BHA chính là loại bỏ tế bào chết. Vì có đặc tính đi sâu vào bên trong lỗ chân lông nên trong quá trình loại bỏ tế bào chết, BHA sẽ rửa sạch bụi bẩn, các lớp sừng già cỗi bấy lâu và lượng dầu thừa tích tụ. Thành phần BHA hoạt động tích cực cũng đẩy lùi các yếu tố gây bít tắc lỗ chân lông, nguy cơ gây ra mụn.

2. BHA giúp làm mờ thâm, hỗ trợ giảm mụn

Với đặc tính tan trong dầu, BHA đi sâu vào lỗ chân lông, từ đó khắc phục những nguyên nhân gây ra mụn, ngăn ngừa mụn tái phát và kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Tùy thuộc vào loại mụn đó là mụn trứng cá, mụn đầu đen hay mụn viêm mà người dùng có thể lựa chọn nồng độ BHA phù hợp, kiên trì sử dụng BHA trong thời gian dài để các vấn đề sớm được cải thiện.

Thêm vào đó, BHA cũng tham gia giải quyết các hệ quả do mụn để lại trên da mặt như sẹo, vết thâm. Nó sẽ từng bước hoàn thiện quy trình chăm sóc da mụn khép kín.

cach-dung-bha-2

3. BHA ngăn ngừa lão hóa, tái tạo da

BHA có nồng độ nhẹ nhàng giúp loại bỏ các tế bào chết, tái tạo những tế bào mới. Đồng thời, nó cũng kích thích sản sinh collagen, giảm sản sinh nếp nhăn, cải tạo cấu trúc da và ngăn ngừa những dấu hiệu lão hóa da.

Làn da nào nên sử dụng BHA?

Làn da nên sử dụng BHA là những làn da thâm, dầu, mụn, các trường hợp da bị rối loạn sắc tố. Vì có cơ chế hoạt động như một lipid, nhanh chóng hòa tan trong dầu nên BHA dễ dàng thâm nhập vào trong các lỗ chân lông, làm sạch mọi bã nhờn, tẩy tế bào chết. BHA giúp cho lỗ chân lông tránh khỏi cặn bẩn, trở nên thông thoáng hơn.

Cách dùng BHA và liều lượng khuyên dùng

1. Về nồng độ BHA

BHA có các nồng độ từ thấp đến cao, phù hợp với từng tình trạng, loại da riêng. Có 5 loại nồng độ BHA, cụ thể là: BHA 1%, BHA 2%, BHA 4%, BHA 10%, BHA 30%. Đầu tiên là BHA 1%. Đây là loại BHA có nồng độ thấp nhất , phù hợp sử dụng cho các làn da nhạy cảm, mỏng yếu. BHA nồng độ 1% được khuyến cáo sử dụng cho những ai lần đầu sử dụng các sản phẩm có tính axit. Với nồng độ này, bạn có thể sử dụng mỗi ngày để làm quen, thích ứng dần với BHA.

Tiếp theo là BHA nồng độ 2%. 2% cũng là nồng độ lý tưởng để khắc phục hiệu quả nhất những vấn đề về da. Loại này ít gây kích ứng da, có thể sử dụng hằng ngày cho những làn da khỏe mạnh. Nếu da mỏng, các bạn nên sử dụng từ 1-2 lần/ tuần.

cach-dung-bha-3

BHA nồng độ 4% dành cho người dùng BHA mà không bị kích ứng. Nồng độ 4% giúp cho bạn đẩy nhanh quá trình điều trị, vì thế bạn chỉ nên sử dụng từ 1-2 lần/ tuần. Sử dụng mỗi ngày dễ gây ra các hiện tượng bỏng, rát da. Với BHA nồng độ 10% thì không thông dụng, nó chỉ được bán và sử dụng theo quy định của bác sĩ da liễu. Mọi người có thể sử dụng BHA 10% để điều trị mụn cóc, nước da bị chai sần lâu năm.

Cuối cùng là BHA 30%, loại có nồng độ cao, mọi người không được tự ý sử dụng ở nhà. Chỉ khi nào có sự cho phép của bác sĩ, bạn mới được sử dụng BHA 30%. Loại BHA này chủ yếu sử dụng cho các trường hợp phục hồi da hư tổn nặng.

2. Tần suất, nồng độ BHA

Để đảm bảo sự an toàn, hiệu quả cho làn da, cách dùng BHA đúng cho những người mới bắt đầu chính là nên tập thử các loại BHA có nồng độ thấp trước rồi theo dõi phản ứng của da. Khi đã quen dần, chúng ta mới từ từ tăng nồng độ lên. Không nên sử dụng ngay BHA nồng độ cao từ đầu vì sẽ dẫn tới việc da bị kích ứng, bỏng rát cực kỳ nguy hiểm. BHA được điều chế trong nhiều sản phẩm như: toner, serum, lotion, sữa rửa mặt, mặt nạ, kem dưỡng…Do đó, tùy vào sản phẩm BHA mà thứ tự sử dụng sẽ phụ thuộc theo.

cach-dung-bha-4

Đối với nồng độ BHA ở mức 0.5 tới 2% và da bạn thuộc loại da nhạy cảm thì chỉ nên sử dụng 1 lần/tuần. Hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn tăng thêm tần suất sử dụng. Cùng là nồng độ đó nhưng nếu bạn có làn da khỏe thì vẫn có thể sử dụng với tần suất 3-4 lần, thậm chí là mỗi ngày dùng 1 lần trong toàn bộ quy trình chăm sóc da của mình.

Tần suất sử dụng BHA phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng làn da của bạn. Hãy quan tâm tới làn da, xem nó muốn gì để lựa chọn nồng độ, điều chỉnh tần suất phù hợp, không nên “gượng ép" làn da sẽ dẫn tới kích ứng nặng.

Các bước sử dụng BHA trong chu trình skincare

Ngoài biết cách dùng BHA, mọi người cần tuân thủ theo quy tắc sử dụng sản phẩm: Trước tiên, đi từ những sản phẩm có nồng độ pH thấp cho tới pH cao, từ dạng lỏng cho tới dạng đặc. Sử dụng BHA xong, bạn bắt buộc phải dùng thêm kem dưỡng ẩm, khi đi ra ngoài vào ban ngày phải dùng thêm kem chống nắng.

Đầu tiên, người dùng rửa sạch làn da với sữa rửa mặt. Tiếp đến là sử dụng toner không chứa cồn hoặc nước hoa hồng cân bằng da. Sau đó là serum/ tinh chất BHA. Thoa xong, bạn sử dụng kem hoặc nước dưỡng ẩm cho da. Cuối cùng là tới kem chống nắng.

Nên kết hợp BHA với các hoạt chất nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Khi đã biết cách dùng BHA, bạn hãy kết hợp sử dụng BHA với một số hoạt chất khác. Sự kết hợp sẽ tạo cho bạn hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị.

1. Kết hợp BHA với AHA

Trong trường hợp làn da của bạn đã khỏe, quen với việc dùng BHA thì có thể kết hợp BHA với AHA. Có 2 cách để bạn sử dụng thành phần này. Thứ nhất là sử dụng BHA, AHA cùng một lúc vào buổi sáng. Thứ 2 là sử dụng chúng xen kẽ, luân phiên cách ngày. Đối với những làn da nhạy cảm, có vết thương hở, dễ kích ứng thì không nên kết hợp hai thành phần này lại với nhau.

cach-dung-bha-5

2. Kết hợp BHA và Retinol

BHA là thành phần giúp loại bỏ tế bào chết, trong khi đó Retinol lại là chất chống oxy hóa mạnh, thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, loại bỏ các lớp sừng trên da. Theo đó, việc sử dụng xen kẽ 2 thành phần này lại với nhau đem tới hiệu quả rõ rệt trên làn da của bạn.

Lưu ý, không sử dụng BHA và Retinol cùng một lúc. Hãy thoa BHA trước, đợi khoảng 30 phút rồi mới tiếp tục sử dụng thêm Retinol để da không bị kích thích, ửng đỏ. Với những người da khô, da nhạy cảm thì không nên kết hợp.

3. Kết hợp BHA và Niacinamide

Việc kết hợp 2 hợp chất là BHA và Niacinamide là cực kỳ thích hợp, hiệu quả cho những làn da dầu, mụn, lỗ chân lông to. Bản chất thực sự của BHA chính là loại bỏ tế bào chết, thúc đẩy quá trình tái tạo da còn Niacinamide là khôi phục cấu trúc da. Mọi người hãy sử dụng Niacinamide trước BHA 30 phút, kết hợp 2-3 lần/tuần. Không nên kết hợp sử dụng 2 hợp chất này mỗi ngày vì sẽ làm cho da bạn bị quá tải.

4. Kết hợp BHA và vitamin C

Người dùng cũng có thể kết hợp giữa BHA và vitamin C để tăng hiệu quả nếu là làn da thường, ít gặp các vấn đề về da. Hãy sử dụng hai hợp chất này vào thời điểm khác nhau trong ngày, chẳng hạn vitamin C vào buổi sáng, BHA vào buổi tối. Không nên kết hợp hai thành phần này khi da bạn khô, nhạy cảm. Cả BHA và vitamin C đều có tính axit, khiến da bị kích ứng.

cach-dung-bha-6

Một số lưu ý khi dùng BHA

1. Dùng thử BHA trên một vùng da nhỏ

Người dùng nên bắt đầu với BHA ở nồng độ thấp, từ 0.5-2%. Khi thử nghiệm, chỉ nên sử dụng ở vùng da mụn, vùng da nhỏ cần điều trị. Nếu thấy không có phản ứng gì thì hãy sử dụng trên diện rộng.

2. Sử dụng BHA trên da sẽ có cảm giác châm chích nhẹ

Trong thành phần có tính axit nên sử dụng BHA trên da sẽ tạo cảm giác châm chích nhẹ, đây là trang thái hoàn toàn bình thường. Nếu các bạn có cảm giác châm chích nặng, ngứa ngáy, khó chịu thì ngay lập tức ngưng sử dụng, tới khám bác sĩ da liễu.

3. BHA giúp đẩy mụn ẩn

BHA còn có chức năng khác là đẩy mụn ẩn, do đó quá trình sử dụng sẽ xuất hiện mụn. Tuy nhiên, người dùng cần phân biệt giữa Break out và Purging. Purging chính là quá trình đẩy toàn bộ mụn ẩn nằm sâu dưới da, nó sẽ kết thúc khi bạn lấy đi nhân mụn. Break out là việc nổi các mụn sưng, viêm…vì da bạn không hợp với mỹ phẩm. Nếu sử dụng BHA bị Breakout thì bạn hãy ngưng sử dụng và tham khảo lời khuyên từ bác sĩ da liễu nhé.

4. Sử dụng BHA bắt buộc phải dùng thêm kem chống nắng

Làn da sẽ bị mỏng đi khi dùng BHA vì lớp sừng già đã bị lấy mất. Do đó, việc bạn sử dụng kem chống nắng vào ban ngày chính là điều bắt buộc. BHA sẽ khiến cho da bạn trở nên nhạy cảm với ánh nắng. Để bảo vệ cho làn da của mình, bạn nhất định phải sử dụng kem chống nắng, che chắn cẩn thận mỗi khi đi ra ngoài.

Hy vọng, những chia sẻ của Đánh Giá Tốt về cách dùng BHA đúng chuẩn sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn thành phần này, có được làn da khỏe đẹp. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo review những dòng sản phẩm chính hãng, chứa thành phần BHA mà chúng tôi review.

- (0 bình chọn)
  0/5
Được đánh giá :
Mai Anh

Trên thị trường ngày càng có nhiều sản phẩm đa dạng về mẫu mã, tính năng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, bởi vậy khó khăn của người tiêu dùng là lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp và chất lượng. Mai Anh hi vọng qua những bài reviews, đánh giá, tổng hợp của mình trên danhgiatot sẽ giúp cho quý đọc giả lựa chọn được cho mình những sản phẩm ưng ý. Mai Anh và đội ngũ tác giả trên Danhgiatot rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của mọi người nhằm nâng cao chất lượng nội dung và ngày càng nhiều sản phẩm được đánh giá, reviews hơn nữa. Cảm ơn quý đọc giả đã ghé thăm.

Bảng xếp hạng này có hữu ích không?

Chia sẻ nhận xét của bạn

Đánh giá của bạn:

Bài viết đọc nhiều