[Review] Thủy Hử – Một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc

An Hạ
29/09/2023
Lượt xem: 1,010

Một trong những tác phẩm tiêu biểu bạn không nên bỏ qua của Trung Quốc đó là tiểu thuyết “Thủy Hử”, đây là một trong Tứ đại danh tác của nền văn học cổ điển Trung Quốc. Tác phẩm đã được Thi Nại Am sáng tác vào khoảng giữa thế kỷ XIV, dựa trên các câu truyện dân gian truyền miệng ở triều đại Bắc Tống trong lịch sử Trung Hoa. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm bất hủ vang danh này, mời các bạn cùng tham khảo các thông tin review chi tiết ở bài viết dưới đây.

Giới thiệu về truyện Thủy Hử

Tác phẩm “Thủy Hử” ra đời vào năm 2018 được chia làm 2 tập. “Thủy Hử” là cuốn sách mang đến cho người dùng những trải nghiệm thú vị, đem lại những phút giây thư giãn bổ ích,... Cốt truyện “Thủy Hử” xoay quanh câu chuyện kể về 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc xung phong khởi nghĩa chống lại những tên tham quan, lũng đoạn triều chính, tiêu biểu là tên thái úy Cao Cầu với danh nghĩa phò vua và thay trời hành đạo. Những người này đều có xuất thân từ nhiều tầng lớp trong xã hội như: ngư dân, nông dân, quan văn, quan võ chính trực thanh liêm,... Có thể kể đến như: Lư Tuấn Nghĩa, Tống Giang, Lâm Xung, Võ Tòng,... đều có điểm chung là không chịu khuất phục bọn tham quan vô lại nên hội tụ tại Lương Sơn Bạc khởi nghĩa. Khi họ đã gây dựng được lực lượng và thanh thế, thủ lĩnh của quân Lương Sơn là Tống Giang đã quyết định giúp triều đình đánh lại giặc xâm lược, do đó dẫn đến sự tan rã của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.

thủy hử 1

MUA HÀNG ƯU ĐÃI TẠI LAZADA
MUA HÀNG CHÍNH HÃNG TẠI TIKI

Dù có nhiều ý kiến trái chiều về tác giả Thi Nại Am, bởi “Thủy Hử” có nét giống với tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa, bên cạnh đó, hai tác giả còn sống cùng thời với nhau. Do đó, nhiều nhà phê bình lại lên án sự vô đạo của nhiều nhân vật trong “Thủy Hử”, cho rằng 108 vị anh hùng Lương Sơn thực chất chỉ là một toán cướp giết người vô số. Dù vậy, vẫn không thể phủ nhận sức hấp dẫn của danh tác hoành tráng nhất lịch sử văn học Trung Hoa “Thủy Hử”.

Đôi nét về tác giả Thủy Hử - Thi Nại Am

Thi Nại Am (1296 – 1370), là nhà văn sống vào cuối đời nhà Nguyên, đầu đời Minh và sống tại Hưng Hóa. Vào năm 1330, ông đỗ tiến sĩ rồi làm quan hai năm cho nhà Nguyên. Sau đó, vì bất mãn với triều đình ông từ quan thoái ẩn hưởng cảnh điền viên và dốc hết tâm sức cho việc sáng tác, trong đó “Thủy Hử” là tác phẩm tiêu biểu nhất. Trong cuộc đời của mình, ông đã đóng góp rất nhiều tác phẩm có giá trị khác như: Tùy Đường chí truyện, Tam toại bình yêu truyện,…góp phần làm nên giai đoạn đỉnh cao của tiểu thuyết chương hồi Minh Thanh.

Tham khảo: Hán Sở Tranh Hùng – Giai đoạn lịch sử sóng gió của Trung Hoa

Review sau khi đọc truyện Thủy Hử - Thi Nại Am

Để hiểu rõ hơn về danh tác “Thủy Hử” lừng lẫy này, các bạn nên tham khảo một số giá trị review sau đây đã được chúng tôi đúc kết dưới đây.

1. Giọng văn sống động và nội dung hấp dẫn

Giá trị và sức hấp dẫn của danh tác “Thủy Hử” đến từ tài năng thiên phú về văn chương của tác giả. Thi Nại Am đã miêu tả và khắc họa hình tượng các nhân vật anh hùng hảo hán như Lương Sơn với bản tính cương trực, trung nghĩa, cùng võ công cao cường, hoặc xả thân vì nghĩa như Võ Tòng đả hổ trên gò Cảnh Dương. Hay như nhân vật Lỗ Trí Thâm với 3 đấm đánh chết tên vô lại ức hiếp dân lành, Lý Quỳ đau khổ khi mẹ già bị hổ ăn thịt trong khi đi tìm nước uống, Lâm Xung giáo đầu của 80 vạn cấm quân,... Dưới ngòi bút của Thi Nại Am, các câu chuyện đầy éo le, cùng quẫn của từng nhân vật đều được ông xâu chuỗi lại, cấu thành một mạch truyện thống nhất tạo sự lôi cuốn người đọc từ hồi này sang hồi khác.

thủy hử 3

MUA HÀNG ƯU ĐÃI TẠI LAZADA
MUA HÀNG CHÍNH HÃNG TẠI TIKI

Qua giọng văn sống động của tác giả, 108 anh hùng Lương Sơn mỗi người một vẻ, một tính cách, một xuất thân, một cuộc đời hiện lên sống động trong từng trang sách. Trong quá trình tụ nghĩa Lương Sơn, họ gặp quan tham thì chống, gặp ác bá thì trừng trị, luôn luôn đặt chữ “Nghĩa” làm phương châm hành động. Chính lối hành động không câu nệ và tính cách hào sảng ấy đã giúp các nhân vật hòa quyện những mẩu chuyện rời thành một thế giới võ lâm thu nhỏ, tạo cảm giác sảng khoái trong từng câu chữ.

2. Tiền đề văn hóa xã hội hình thành nên quan niệm anh hùng tiểu thuyết Thủy Hử

Thi Nại Am là một trí thức Nho giáo sống trong thời kì tư tưởng Nho giáo nắm vị trí độc tôn, có thể nói tiền đề của những giáo lý đạo Khổng đã tác động rất lớn đến ông, đến việc xây dựng hình tượng cũng như quan niệm về người anh hùng trong “Thủy Hử”. Đọc Thủy Hử truyện, ta dễ dàng bắt gặp các nhân vật có lòng trung thành, lễ nghĩa tuyệt đối như Tống Giang hay một Lý Quỳ dù bộc trực nhưng có một lòng hiếu thảo với mẹ đến xúc động lòng người. Quan niệm này là quan niệm chính thống, dựa trên cơ sở nền văn hóa giáo lý đạo Khổng, cùng nền tảng tính cách truyền thống, tốt đẹp của nhân dân Trung Hoa.

Xem thêm: Binh Pháp Tôn Tử – Tác phẩm hay kinh điển của Trung Quốc

3. Quan niệm anh hùng chính thống trong Thủy Hử truyện

Quan niệm anh hùng chính thống của người dân Trung Quốc chịu sự chi phối trực tiếp của quan niệm Nho giáo. Bởi vậy, quan niệm anh hùng trong “Thủy Hử” có tính thống nhất với quan niệm anh hùng chính thống đương thời. Theo đó, người quân tử và người anh hùng phải có đủ 03 đức tính cơ bản “Nhân thì không lo, Trí thì không nghi ngờ còn Dũng thì không sợ” (có nghĩa là Quân tử đạo hữu tam: nhân giả bất ưu, trí giả bất hoặc và dũng giả bất cụ). Không chỉ thế, người quân tử còn phải có lòng trung thành, có hiếu và có lễ.

Ở thời nào cũng vậy, chữ Nhân luôn được đặt lên hàng đầu. Đó là đạo làm người, là cách đối nhân xử thế, cũng như vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xã hội. Chữ Nhân của người anh hùng trong “Thủy Hử” cũng được biểu hiện như vậy. Đó là hành động bênh vực kẻ yếu, căm ghét cường hào ác bá, những kẻ cậy quyền cậy thế, ức hiếp dân lành đến cảnh cùng đường. Mỗi nhân vật trong “Thủy Hử” đều có cách thể hiện chữ Nhân khác nhau nhưng họ đều gặp nhau ở lòng chính nghĩa. Đó là một Lỗ Trí Thâm dù tùy tiện, phóng túng nhưng luôn giữ nguyên tắc sống bênh vực kẻ yếu và ghét thói cường quyền. Hoặc như một Võ Tòng: “xưa nay chỉ quen đánh giết những kẻ chướng ác ở đời”, quen với việc chỉ giết kẻ ác trừ hại cho đời chứ không hề ham muốn lạm sát người vô tội.

thủy hử 2

MUA HÀNG ƯU ĐÃI TẠI LAZADA
MUA HÀNG CHÍNH HÃNG TẠI TIKI

Chữ Nhân trong “Thủy Hử” không đứng một mình mà gắn liền với chữ Nghĩa, chữ Trung và tạo thành mối quan hệ nhân nghĩa, trung nghĩa giữa những người hảo hán nói riêng và những anh hùng với con người nói chung, tiêu biểu là đầu lĩnh Tống Giang. Chính chủ trương nêu cao chữ Nhân, chữ Nghĩa mà Tống Giang thu phục được nhân tâm, quy tụ 108 người anh hùng xung quanh mình. Đồng thời, lòng nhân còn phải đi liền với chữ Hiếu, Nhân và Hiếu là cái gốc của người quân tử Tống Giang luôn khắc ghi lời cha, như Võ Tòng vì anh mà quyết chí trả thù, và như một Lý Quỳ ương ngạnh nhưng lại “sụt sùi” khi nhắc đến mẹ. Bên cạnh đó, trong quan niệm chính thống Nho gia, người anh hùng còn phải có trí, tài năng, trí tuệ. Nhưng chữ Trí phải đi liền với chữ Dũng, đó là một Võ Tòng tay không giết hổ, một Lý Quỳ giết 4 hổ để trả thù cho mẹ già,... Bằng bút pháp mĩ lệ, thần tượng hóa hình ảnh người hảo hán thủy bạc, tác giả Thi Nại Am đã khắc họa hoàn hảo những vị dũng tướng kiêu hùng.

4. Tính phi chính thống của quan niệm anh hùng

Bên cạnh những quan niệm chính thống, người anh hùng cũng được Thi Nại Am thể hiện những điểm phi chính thống đậm đà màu sắc dân gian, thể hiện ở tính chất bản năng nhiều khi đến tàn bạo của họ. Cụ thể, 108 vị anh hùng trước khi lên Lương Sơn đều có hoàn cảnh cuộc sống khác nhau: có người làm quan, có người làm đạo sĩ lang bạt, có người làm nghề dạy học, có người là ngư dân. Nhưng họ đều có chung một tinh thần nghĩa hiệp giang hồ, và bởi vì là giang hồ nên họ sống thoải mái, phóng khoáng và cởi mở với nhau hơn. Họ đối đãi với nhau như huynh đệ ruột thịt bằng sự chân thành, bằng tấm lòng nghĩa hiệp trong sáng, không vụ lợi, không còn phân biệt xuất thân và cấp bậc xã hội.

thủy hử 4

MUA HÀNG ƯU ĐÃI TẠI LAZADA
MUA HÀNG CHÍNH HÃNG TẠI TIKI

Người nghĩa sĩ giang hồ vì huynh đệ quên thân, và cũng người nghĩa sĩ giang hồ thấy bất bình dẹp loạn. Họ có những hành động “cướp của người giàu chia cho người nghèo” đúng như phong cách của người anh hùng dân gian “thay trời hành đạo”. Nhờ vậy, tư tưởng trung nghĩa trong Thủy Hử không còn là tư tưởng một chiều, tuyệt đối hóa như trong tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa” mà đã hòa quyện với tư tưởng dân gian để tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm và làm cho hình ảnh người anh hùng trở nên gần gũi và có hồn hơn.

Trên đây là những thông tin review chi tiết về danh tác bất hủ Trung Quốc “Thủy Hử”. Hy vọng bạn sẽ có những thông tin bổ ích và đúc kết được những giá trị quý báu về tác phẩm này.

Đừng bỏ lỡ: AQ chính truyện – Kiệt tác của văn học hiện đại Trung Quốc

- (0 bình chọn)
  0/5
Được đánh giá :
An Hạ

Mình rất thích làm bánh và nấu ăn, bởi vậy những món đồ gia dụng trong gia đình là điều mình đặc biệt quan tâm. Mình đã nhiều lần mua hàng online nhưng nhận về sản phẩm không ưng ý, hoặc băn khoăn rất lâu trước một sản phẩm có quá nhiều lựa chọn. Và mình nhận thấy rằng có nhiều người cũng gặp tình trạng như mình khi mua thiết bị gia dụng, đời sống. Đó là lý do mình quyết định chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức mua sắm đồ cho gia đình qua những bài viết trên website Danhgiatot. Hi vọng những tích lũy của bản thân mình sẽ giúp các bạn tiết kiệm thời gian và mua sắm được những sản phẩm chất lượng.

Bảng xếp hạng này có hữu ích không?

Chia sẻ nhận xét của bạn

Đánh giá của bạn:

Bài viết đọc nhiều