Nguồn gốc và Ý nghĩa của lễ hội Tản Viên Sơn Thánh, Ba Vì

Mai Anh
29/09/2023
Lượt xem: 431

Hà Nội có rất nhiều lễ hội cực kỳ đặc sắc và đa dạng. Khi đến các huyện, xã của Hà Nội vào từng thời điểm nhất định, bạn sẽ được trải nghiệm nhiều loại lễ hội văn hóa khác nhau. Trong đó, lễ hội Tản Viên Sơn Thánh ở Ba Vì là lễ hội được rất nhiều người dân đón chờ. Để hiểu thêm về lễ hội này, hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi.

Nguồn gốc, Ý nghĩa của lễ hội Tản Viên Sơn Thánh

Tản Viên Sơn Thánh, hay còn được gọi là Sơn Tinh. Ông là vị thần cai quản vùng núi Ba Vì (Tản Viên), vì thế mà có tên là Tản Viên Sơn Thánh. Ông được xem là đệ nhất trong 4 vị thánh bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt. Trong dân gian cũng tương truyền rằng ông là một trong 50 người con của mẹ Âu Cơ theo mẹ lên núi. Tuy nhiên lại có người cho rằng, Sơn Tinh là người có thực, từ tầng lớp nghèo khổ trong dân chúng rồi hóa thần. Ông cũng là người giúp cho lãnh thổ lúc bấy giờ không bị Thủy Tinh nhấn chìm. Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh được tổ chức nhằm tri ân công đức của Đức Thánh Tản Viên, đang dần trở thành lễ hội cấp vùng.

le-hoi-tan-vien-son-thanh-1

>> Tham khảo: Khám phá: Lễ hội Yên Tử bắt đầu vào ngày nào? Diễn ra ở đâu?

Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh có hoạt động gì?

Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh được tổ chức khắp vùng xứ Đoài Ba Vì, tại cụm di tích Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ thuộc địa phận xã Minh Quang và Ba Vì. Theo truyền thuyết xưa và Ngọc Phả, đền Thượng đã có từ thời An Dương Vương. Đền Thượng có kiến trúc độc đáo, có một mái lộ thiên lợp ngói và một mái ngầm dưới lòng tảng đá lớn nằm ở độ cao 1.227m sườn núi Ba Vì. Đền Trung tọa lạc ở lưng chừng núi Ba Vì, thờ bà Ma Thị Cao Sơn, vị thần chủ cai quản núi Tản Viên, cũng là mẹ nuôi của Đức Thánh Tản. Đền Hạ nằm dưới chân núi Tản, bên bờ sông Đà.

Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh được tổ chức với quy mô lớn, có nhiều hoạt động văn hóa mang đậm nét văn hóa dân tộc của đồng bào Mường, Dao. Lễ mộc dục (rước nước - khai quang) diễn ra vào 23 giờ 00 đêm ngày 13 tháng Giêng. Thực hiện nghi lễ sẽ là một cặp thiện nam - thiện nữ, có tài sắc, thân nhân tốt đã qua tuyển chọn. Cùng đi theo tháp tùng là lãnh đạo địa phương và chủ nhang đền Hạ.

le-hoi-tan-vien-son-thanh-2

Đoàn người được thuyền đưa ra giữa dòng sông Đà trong đêm tối. Tiếng chiêng, tiếng kèn xáo động cả vùng trời nước, trời đất như giao hòa, thần linh chứng giám. Tục truyền rằng, người nam múc 7 gầu nước, còn người nữ múc 9 gầu theo quan niệm nam 7 vía, nữ 9 vía. Nước từ giữa dòng sông, dâng lên bao sái các đồ thờ tự tại đền Hạ.

Sau nghi thức tế lễ tại đền Hạ, vào lúc 5 giờ 00 sáng ngày 14 tháng Giêng, lễ rước nước thiêng từ đền Hạ dâng lên đền Trung bắt đầu khởi hành. Cùng với kiệu rước nước còn có một kiệu lễ chay và một kiệu lễ mặn như lợn, gà, bánh chưng, bánh dày, hương hoa, oản quả. Tiếng chiêng trống từ trong đền, lần lượt dòng người đi theo trong tiếng nhạc. Đi đầu là thanh niên khiêng kiệu, lọng, cờ hoa. Những thanh niên tham gia rước kiệu đều gọi là giai đô. Họ là những chàng trai khỏe mạnh, có tài đức, không có điều tiếng chê trách trong làng bản. Ai được chọn vào trong đội rước là vinh dự cho bản thân và gia đình. Tiếp theo là các cụ bô lão và những người dân có mặt tại đền Hạ. Đoàn rước cứ đi qua thôn nào thì dân làng thôn đó lại nhập hội. Cứ như vậy đoàn người kéo dài hàng vài cây số. Lễ rước hoành tráng, dưới chân núi Ba Vì tưng bừng không khí lễ hội.

Tại lễ hội Tản Viên Sơn Thánh, có rất nhiều trò chơi dân gian và các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao được tổ chức để du khách có thể tham gia. Các trò chơi như đẩy gậy, leo núi, cờ tướng, kéo co, cà kheo, chọi gà, bóng chuyền và bóng đá… được tổ chức sôi động, hấp dẫn.

>> Xem thêm: Lễ khai hạ, Cúng hạ nêu là gì? Có những gì? Diễn ra vào lúc nào?

Một số câu hỏi liên quan đến lễ hội Tản Viên Sơn Thánh

Nếu bạn vẫn chưa biết lễ hội Tản Viên Sơn Thánh thờ ai? Diễn ra ở đâu? thì hãy theo dõi ngay dưới đây

le-hoi-tan-vien-son-thanh-3

1. Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh diễn ra ở đâu?

Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh tổ chức khai hội vào ngày 14 tháng Giêng Âm lịch, tại đền Hạ, xã Minh Quang, huyện Ba Vì (Hà Nội)

2. Cần lưu ý gì khi tham gia lễ hội Tản Viên Sơn Thánh?

  • Lựa chọn trang phục thoải mái và lịch sự. Tốt nhất là quần dài vì đông người, tránh làm ảnh hưởng đến không khí tôn nghiêm của buổi lễ.
  • Thắp hương, đốt vàng mã ở đúng nơi quy định, tránh gây mất trật tự an ninh và giữ gìn vệ sinh môi trường.
  • Không xả rác bừa bãi sẽ làm mất mỹ quan đô thị hay chen lấn, xô đẩy.
  • Lễ hội đặc biệt đông người nên sẽ rất dễ xảy ra trộm cắp, mất mát. Vì thế, bạn hãy bảo quản thật tốt tư trang của mình, không mang nhiều tiền, vật quý giá.

Trên đây là những thông tin về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội Tản Viên Sơn Thánh mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Nếu còn thắc mắc gì khác thì bạn hãy để lại comment dưới bài viết này của chúng tôi nhé. Mọi thắc mắc của các bạn sẽ được chúng tôi trả lời sớm nhất.

>> Tham khảo: Thanh Minh là ngày gì? Thanh Minh 2023 vào tháng mấy?

- (0 bình chọn)
  0/5
Được đánh giá :
Mai Anh

Trên thị trường ngày càng có nhiều sản phẩm đa dạng về mẫu mã, tính năng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, bởi vậy khó khăn của người tiêu dùng là lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp và chất lượng. Mai Anh hi vọng qua những bài reviews, đánh giá, tổng hợp của mình trên danhgiatot sẽ giúp cho quý đọc giả lựa chọn được cho mình những sản phẩm ưng ý. Mai Anh và đội ngũ tác giả trên Danhgiatot rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của mọi người nhằm nâng cao chất lượng nội dung và ngày càng nhiều sản phẩm được đánh giá, reviews hơn nữa. Cảm ơn quý đọc giả đã ghé thăm.

Bảng xếp hạng này có hữu ích không?

Chia sẻ nhận xét của bạn

Đánh giá của bạn:

Bài viết đọc nhiều